9 loại đèn cảnh báo trên ô tô không phép 'lơ là, chủ quan'

Kinh nghiệm lái xe | 07/01/2021

Các loại đèn cảnh báo trên ô tô có chức năng cảnh báo khi xe gặp phải vấn đề có nguy cơ gây mất an toàn hoặc ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

10 loại đèn cảnh báo trên bảng điều khiển ô tô: Biểu tượng và ý nghĩa của chúng

Bảng điều khiển có đầy đủ các ký hiệu, chúng có thể có màu sắc khác nhau ở các xe. Nhưng nhìn chung hầu hết ở các xe, các loại đèn cảnh báo này sẽ đại diện cho cùng một ý nghĩa. Khi phát sáng chúng báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng mà tài xế không được phép lơ là, chủ quan.

1. Đèn cảnh báo động cơ (ECU)

Về cơ bản, đây là tín hiệu hình động cho thấy xe đã tự chuyển sang chế độ an toàn. Nguyên nhân khiến đèn ECU sáng trên bảng điều khiển có thể là do thiếu nguồn điện, hệ thống đánh lửa sai thời điểm hoặc bất kỳ lỗi nào khác làm gián đoạn quá trình hoạt động của động cơ.

Đèn cảnh báo động cơ.

Khi thấy đèn cảnh báo động cơ bật sáng, hãy mang xe ra gara để thợ có thể kiểm tra chính xác nguyên nhân, vì lái xe như vậy sẽ có thể dẫn đến những hư hỏng không thể khắc phục được.

2. Đèn cảnh báo áp suất lốp

Đèn cảnh báo áp suất lốp.

Biểu tượng này xuất hiện giống như một chữ cái U với một dấu chấm than ở giữa. Đây là một trong những đèn cảnh báo trên bảng điều khiển ô tô, sẽ xuất hiện khi lốp xe gặp sự cố. Vì vậy, khi xuất hiện loại đèn cảnh báo này, có nghĩa là áp suất của một hoặc nhiều lốp xe đang ở mức quá thấp. 

3. Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ

Đèn cảnh báo nhiệt độ của động cơ.

Đèn cảnh báo nhiệt độ của động cơ hay còn gọi là đèn cảnh báo chất làm mát, có hình chữ "E" như đang chèo thuyền trên mặt nước. Đèn cảnh báo trên bảng điều khiển này cảnh báo bạn giữ cho động cơ luôn mát.

Khi khởi động động cơ, đèn cảnh báo chất làm mát sẽ sáng trong vài giây để kiểm tra tình trạng bóng đèn. Trong trường hợp đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát vẫn sáng sau khi khởi động xe, báo hiệu xe đang gặp sự cố trong hệ thống làm mát.

Hãy nhớ rằng, khi đèn cảnh báo chất làm mát bất ngờ phát sáng thì nên mở nắp capo và kiểm tra mực nước làm mát. Nguyên nhân có thể là do máy quá nóng, thiếu nước làm mát hoặc hệ thống làm mát đang gặp sự cố. Lúc này, bạn cần đậu xe ở khu vực an toàn, có bóng râm (nếu là mùa hè) để mở nắp capo.

Nếu quan sát thấy nước vẫn sôi, bạn có thể để máy ở chế độ không tải cho đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới vạch đỏ rồi tắt máy (không nên tắt ngay vì có thể gây ra hiện tượng tắc nhiệt do không được lưu nước và quạt không hoạt động, làm cho nước sôi mạnh hơn).

Tin bài liên quan: Đánh giá ưu nhược điểm của từng loại hộp số phổ biến nhất hiện nay

4. Đèn chỉ báo thắt dây an toàn

Đèn cảnh báo thắt dây an toàn.

Đèn chỉ báo thắt dây an toàn xuất hiện để nhắc nhở tài xế và các hành khách phải thắt dây an toàn. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện thêm các thiết bị hỗ trợ để đánh lừa loại đèn này. Việc thắt dây an toàn có nghĩa lớn, giúp giảm thiểu thương tích và tai nạn khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Hãy nhớ việc thắt dây an toàn được đặt lên hàng đầu trước khi di chuyển. 

5. Đèn báo phanh

Đèn cảnh báo hệ thống phanh.

Trong trường hợp đèn phanh nhấp nháy ngay cả trong lúc đang lái xe, đây có thể là nguyên nhân do dầu phanh bị thấp. Nếu đèn xe bật sáng liên tục, thì xe đang gặp vấn đề nghiêm trọng trên hệ thống phanh. Sau đó, tài xế nên tấp xe vào lề đường hoặc kiếm một xưởng dịch vụ sửa chữa gần nhất. 

6. Đèn cảnh báo túi khí

Túi khí là bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng cho người sử dụng xe hơi khi xảy ra va chạm bất ngờ. Tuy nhiên vẫn có trường hợp túi khí an toàn không hoạt động do hệ thống kiểm soát túi khí gặp trục trặc, mà phần lớn do đầu giắc cắm không vào điện.

Khi đèn cảnh báo này xuất hiện trên bảng điều khiển, hãy đưa xe đi kiểm tra ngay lập tức để tránh trường hợp xe không bung túi khí trong quá trình va chạm. 

Đèn cảnh báo túi khí phát sáng.

Biết những đèn cảnh báo thông thường trên bảng điều khiển xe hơi có thể cứu chiếc xe và thậm chí là tính mạng của bạn. Nhận biết được những tín hiệu này là một trợ thủ đắc lực cho việc lái xe an toàn trên đường.

7. Đèn cảnh báo hệ thống trợ lực vô lăng

Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, đèn cảnh báo vô lăng trợ lực phát sáng có nghĩa là hệ thống trợ lực của vô lăng đang gặp vấn đề. Lúc này, khi xoay vô lăng sẽ cảm thấy nặng và khó xoay. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi lái xe ở tốc độ cao. 

Đèn cảnh báo trợ lực lái.

Điều bạn cần làm là thay thế dầu trợ lực lái định kỳ giúp cho hệ thống lái xe ở trạng thái tốt nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến hệ thống trợ lực lái thì bạn nên mang xe ngay đến xưởng sửa chữa.

Xem thêm: Lốp dự phòng nên được lắp ở bánh sau hay bánh trước?

8. Đèn báo lỗi ắc-quy

Nếu đèn cảnh báo ắc-quy (đèn có hình dạng biểu tượng pin) trên bảng điều khiển bật sáng khi bạn đang lái xe, điều đó có nghĩa là hệ thống sạc không hoạt động, nhưng lỗi có thể nằm ở một số thứ khác ngoài cục pin.

Đèn cảnh báo lỗi ắc-quy.

Nguyên nhân khiến đèn cảnh báo ắc quy bật sáng có thể là do dây cáp bị lỏng, bị ăn mòn hoặc các thành phần kết nối dây khác của hệ thống sạc. Ngoài ra, cũng có thể là sự cố với máy phát điện hoặc bộ điều chỉnh điện áp. 

9. Đèn báo dầu

Khi nhìn thấy đèn này trên bảng điều khiển, bạn cần hiểu rằng nhiệt độ dầu quá cao hoặc dầu/áp suất trong bình quá thấp. Dầu quá nhiều có thể làm hỏng động cơ. Vì vậy, bạn nên kiểm tra bằng thìa dầu và đổ đầy nếu cần.

(Nguồn ảnh: Internet)

  

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading