Những biểu hiện bất thường báo hiệu chủ xe phải tốn cả 'đống tiền' sửa chữa

Khi di chuyển trên đường, tài xế thường gặp vấn đề nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng dưới đây thì dự báo tài xế phải tốn một khoản tiền lớn vào việc chăm sóc sửa chữa.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

1. Nước làm mát bị cạn bất thường 

Đây là một trong những triệu chứng mà nhiều chủ xe phớt lờ" nhất nhưng lại là một trong những lý do nguy hiểm nhất. Nguyên nhân có thể do thủng bình chứa làm mát, rò rỉ đường ống làm mát hoặc két nước làm mát bị va đập sau va chạm.

Nếu xe không cung cấp đủ nước làm mát cho động cơ có thể gây chết động cơ, đặc biệt khi phải di chuyển trên quãng đường dài.

Nước làm mát bị cạn bất thường có thể báo hiệu chi phí sửa chữa tốn kém.

Nước làm mát bị cạn bất thường có thể báo hiệu chi phí sửa chữa tốn kém.

Nếu động cơ không được làm mát có thể dẫn tới thổi (phồng) gioăng mặt máy, điều này gây nên việc sửa chữa tốt kém. Ngay cả khi xe sửa xong thì khả năng vận hành cũng giảm đi đáng kể. 

Chúng ta sẽ phải kiểm tra lần lượt từ bình nước làm mát, đường ống làm mát đến két nước. Hỏng chỗ nào thì khắc phục chỗ đó. 

2. Có cặn ở nắp dầu động cơ

Nếu như phát hiện thấy trên nắp dầu động cơ có cặn bùn hay cặn như bã cà phê, điều này báo hiệu động cơ đang trong tình trạng nguy kịch. Có một trong hai nguyên nhân sau đây gây nên vấn đề này: do xe hay sử dụng dầu chất lượng kém hay chủ nhân lười thay dầu khiến dầu không thể bôi trơn được nữa. 

Để giải quyết vấn đề này, chỉ có một cách là bổ túc máy ra toàn bộ và xúc rửa lại động cơ, việc sửa chữa này cực kỳ tốn kém. Theo kinh nghiệm mua bán xe ô tô đã qua sử dụng, nếu gặp xe cũ có dấu hiệu như này, khách hàng nên tuyệt đối tránh xa. 

3. Đèn báo hệ thống điện bật sáng

Thông thường khi hỏng hệ thống sạc điện sẽ có đèn ắc-quy báo lên trên mặt đồng hồ. Nguyên nhân khiến đèn báo ắc quy bật sáng có thể là do cáp nối ắc quy bị hỏng hoặc bị ăn mòn.

Khi gặp đèn cảnh báo ắc-quy hỏng, chủ nhân cần bình tình tìm nguyên nhân.

Khi gặp đèn cảnh báo ắc-quy hỏng, chủ nhân cần bình tình tìm nguyên nhân.

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể tới từ máy phát điện. Điều này là do dây cua-roa dẫn động máy phát bị trùng hay đứt, do hư hỏng bộ tiết chế, bộ IC... Những chiếc máy phát điện này có giá thấp nhất từ 5-7 triệu, đắt hơn thì hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. 

4. Xe đang đi chết máy khi xăng và điện vẫn hoạt động ổn

Theo kinh nghiệm lái xe, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên có một nguyên nhân gây "hao tiền tốn của"  là chết bơm nhiên liệu. Bơm nhiên liệu là bộ phân không thể thiếu được, nó có tác dụng bơm nhiên liệu vào buồng đốt để cho động cơ có thể hoạt động được.

Bơm nhiêu liệu khi nào bị chết và nguyên nhân tại sao?

Trường hợp 1: Chủ xe thường xuyên để bình nhiên liệu bị hết hoặc bị cạn và để xe thường xuyên báo đèn vàng thì dễ dẫn đến hiện tượng chết bơm nhiên liệu. Nguyên nhân đơn giản là do bơm nhiên liệu sử dụng chính nhiên liệu để làm mát trong bình.

Trường hợp 2: Tắc bơm nhiên liệu do bình nhiên liệu có tạp chất hoặc trong chính nhiên liệu có tạp chất dẫn tới bơm bị kẹp và không bơm lên được.

Trường hợp 3: Bơm nhiên liệu bị yếu do sử dụng trong một thời gian dài và hoạt động hết công suất. 

Cách để giải quyết vấn đề này là xe phải thường xuyên xúc rửa bình xăng và thay thế lọc nhiên liệu. Theo khuyến cáo của các trung tâm chăm sóc bảo dưỡng, chúng ta nên thay thế lọc nhiên liệu sau từ 60.000 - 80.000 km.

Xem thêm: 6 lý do phổ biến khiến quạt tản nhiệt không hoạt động

5. Có tiếng kêu "ò ò" lớn khi bật điều hòa

Lốc điều hòa hư hỏng khiến xe ngốn cả đống tiền sửa chữa.

Lốc điều hòa hư hỏng khiến xe "ngốn" cả đống tiền sửa chữa.

Khi chưa bật điều hòa, động cơ vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi bật điều hòa có tiếng kêu "ò ò".  Hiện tượng này là do lốc điều hòa bị hỏng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

  • Mâm từ bị hỏng

  • Bi bị lệch tâm dẫn đến va đạp vào nhau gây nóng và hư hỏng

  • Pít-tông hoạt động lâu năm bị hư hỏng

6. Giảm xóc hoặc thủy lực bị chảy dầu

Giảm xóc bị chảy dầu.

Giảm xóc hoặc thủy lực bị chảy dầu khiến xe không thể hấp thụ được các xung động.

Giảm xóc chảy nhiều dầu dẫn đến không hấp thụ được các xung lực, đặc biệt khi vào các chỗ xóc, gờ giảm tốc thì xe sẽ nảy lên. Theo các chuyên gia chuyên về chăm sóc bảo dưỡng xe ô tô, nếu như giảm xóc bị chảy dầu một bên thì chúng ta nên thay thế cả 2 bên cho đều nhau. 

7. Tiếng kêu "ù ù" phát ra từ bánh xe khi chạy

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là hỏng bi moay ơ. Sau nhiều năm sử dụng, bi có thể bị dơ hoặc bị hỏng, dẫn đến cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu. Tiếng kêu "ù ù" tỷ lệ thuận với tốc độ di chuyển trên đường, đi càng nhanh tiếng kêu càng lớn. 

8. Trụ vô lăng kêu "è è" và rung khi đánh lái

Trụ xe kêu "è è" khi đánh lái cũng là dấu hiệu mà chủ xe phải quan tâm.

Trụ xe kêu "è è" khi đánh lái cũng là dấu hiệu mà chủ xe phải quan tâm.

Khi đánh lái gấp hoặc đánh lái nhiều có tiếng kêu "è è" từ trụ lái. Tiếng kêu "è è" phát ra từ hệ thống trợ lực trên những chiếc xe sử dụng bơm trợ lực.

Hệ thống trợ lực có vấn đề thì có 2 nguyên nhân phổ biến sau: Nguyên nhân thứ nhất là do dầu trợ lực bị thiếu. Nguyên nhân thứ hai là bơm trợ lực bị kém. Những nguyên nhân này khiến chủ nhân phải tốn nhiều chi phí sửa chữa.

Có thể bạn quan tâm: 4 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rung tay lái

9. Đã vào số, tăng ga mà xe không chạy

Một trong những biểu hiện gây hao tiền tốn của tiếp theo với các dòng xe số tự động là xe đã vào số, tăng ga mà xe không di chuyển. Nguyên nhân đầu tiên là dầu hộp số bị bẩn lâu ngày không thay hoặc có tạp chất. Chính vì vậy làm tắc nghẽn đường dầu của hộp số làm xe không thể chuyển số được.

Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hiện tượng này là bảng mạch điện bên trong hộp số tự động bị hư hỏng dẫn đến không có lệnh chuyển số và xe không thể chuyển số được. 

10. Xe bị rung giật khi vào số

Khi khởi động động cơ, vào số và vẫn đạp phanh mà xe chưa di chuyển, nhưng có hiện tượng xe bị rung rất mạnh cả vô lăng hay toàn bộ thân xe. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là bộ phận giảm xóc của chân máy hoặc cao su chân máy hư hỏng hoặc bị đứt.

Khi bộ phận này bị hỏng, khả năng hấp thụ các xung động, rung lắc trong quá trình hoạt động gần như bằng 0. Bộ phận giảm xóc của chân máy hoặc cao su chân máy thì bạn hoàn toàn phải thay thế một chân máy mới. 

(Nguồn ảnh: Internet)

loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading