Bảo vệ ô tô trước tác hại của bụi siêu mịn PM2.5

Trong quá trình sử dụng, ai cũng muốn chiếc xe của mình luôn bền, đẹp. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn làm gia tăng lớp bụi siêu mịn PM2.5, gây hại trực tiếp đến con người và các phương tiện giao thông trong đó có ô tô.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Bụi PM2.5 hay còn gọi là bụi siêu mịn là những hạt li ti có kích thước bé hơn 2,5 micron (nhỏ hơn 30 lần so với sợi tóc con người). Nó được hình thành từ các chất lơ lửng trong không khí như: carbon, nitơ hoặc những hợp chất kim loại khác. Nồng độ bụi PM2.5 ở ngoài trời gia tăng sẽ làm không khí mờ như có sương mù, làm giảm tầm nhìn.

Bảo vệ ô tô trước tác hại của bụi siêu mịn PM2.5 a1

Bảo vệ ô tô trước tác hại của bụi siêu mịn PM2.5

Tác hại của bụi siêu mịn đối với sức khỏe con người đã rõ nhưng ít ai biết loại bụi này cũng là "sát thủ âm thầm" đối với xế cưng. Dưới đây là những "bệnh" thường gặp trên ô tô liên quan đến bụi không khí và cách khắc phục:

1. Làm hỏng lớp sơn ngoại thất

Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và bảo dưỡng ô tô cho biết, đa số người sử dụng ô tô đều đau đầu vì chuyện xe nhanh bị bám bụi bẩn, nhất là những xe thường xuyên di chuyển trong các thành phố lớn như Hà Nội hoặc TP.HCM. Bụi bẩn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của xe, khiến người đối diện cảm giác xe không còn mới. Nguyên nhân là do bề mặt sơn xe không bằng phẳng tuyệt đối, luôn tồn tại những vết xước, lỗi, vết ăn mòn... tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào. Ngoài ra, hiện tượng tĩnh điện cũng thu hút bụi bám vào ô tô.

Bảo vệ ô tô trước tác hại của bụi siêu mịn PM2.5 a2

Cách khắc phục: Việc loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt sơn ngoại thất khá đơn giản nên nhiều người chủ quan, dẫn đến việc sử dụng sản phẩm lau chùi không phù hợp, có quá nhiều chất oxy hóa khiến lớp sơn bị ăn mòn. Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc giữ ngoại thất luôn sáng, đẹp, chủ xe cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu rửa xe tại garage thì nên chọn nơi có mái che, không rửa xe trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời bởi lớp sơn rất dễ bong tróc do chịu áp lực từ 2 nguồn nhiệt đối nghịch: hơi nóng từ ánh nắng mặt trời và hơi lạnh từ vòi nước.
  • Không rửa xe trực tiếp dưới vòi nước mạnh làm cho lớp cát bụi bị ấn một lực mạnh, trượt xuống bề mặt sơn, tạo thành vết xước trên bề mặt sơn.
  • Đối với trường hợp tự rửa: Trước khi rửa xe, bạn nên sử dụng một chiếc chổi nhỏ, phủi hết lớp bụi bám bên ngoài xe. Xịt nước từ trên trần xuống để bụi bẩn và đất cát trôi xuống. Dùng giẻ lau mềm và nước rửa chuyên dụng để vệ sinh xe, tránh sử dụng các loại nước chứa nhiều axit béo như nước rửa chén hoặc thuốc tẩy làm ăn mòn lớp sơn.

2. Gây hỏng hệ thống điều hòa

Ngoài nhiệm vụ điều tiết nhiệt độ, điều hòa còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mùi mồ hôi, mùi xăng xe, mùi thuốc lá... bên trong khoang xe. Trong bối cảnh không khí ô nhiễm đang ở mức báo động, hàm lượng bụi siêu mịn PM2.5 vượt mức cho phép, điều hòa trên ô tô được ví như "lá phổi" giúp bảo vệ những người ngồi bên trong xe.

Bảo vệ ô tô trước tác hại của bụi siêu mịn PM2.5 a3 

Theo những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô, những xe hoạt động trong những vùng ô nhiễm sẽ làm cho bụi bẩn xâm nhập vào khoang lái nhiều hơn, hệ thống điều hòa cũng phải tăng cường độ hoạt động. Do đó, lớp bụi tồn đọng trong lọc gió khá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng của điều hòa.

Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh điều hòa và thay lọc gió điều hòa sớm:

  • Thay lọc gió điều hòa đúng thời điểm là việc đơn giản nhất nhưng làm tăng hiệu quả lọc không khí. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô, lọc gió cần được thay thế định kỳ sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên, khi xe hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn như những ngày vừa qua thì chủ xe nên kiểm tra và vệ sinh lọc gió điều hòa thường xuyên và có thể thay thế sau khoảng 3.000-5.000 km.
  • Giá lọc gió điều hòa phụ thuộc vào từng loại xe nhưng dao động từ vài trăm nghìn đồng đến hơn một triệu đồng, không quá đắt nên cần được thay thế thường xuyên.

3. Tác động tiêu cực đến hệ thống vận hành

Với kích thước siêu nhỏ, bụi PM2.5 dễ dàng xâm nhập vào khoang động cơ, tích tụ tại hệ thống cảm biến khiến chúng hoạt động kém hiệu quả, truyền tải thông tin sai lệch về máy chủ khiến động cơ không nhận được sự điều phối phù hợp về mặt nhiên liệu, dầu bôi trơn... dẫn đến hiện tượng động cơ đột ngột ngừng hoạt động, xuất hiện tiếng gằn động cơ, tăng/giảm thời gian khởi động, phản ứng chậm với lệnh của người điều khiển và giảm hiệu suất vận hành...

Cách khắc phục: Giữ sạch hệ thống cảm biến nhằm hạn chế tác hại của bụi bẩn, ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra trên đường đồng thời nâng cao độ bền của xe.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading