Vị trí đặt bình cứu hỏa an toàn, tránh phát nổ trên ô tô ngày nắng nóng

Bình cứu hỏa là trang bị bắt buộc đối với ô tô lưu thông trên đường. Quy định đề ra đã lâu nhưng nhiều người vẫn lo ngại về việc sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn, không phát sinh cháy, nổ trong mùa hè nắng nóng.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Theo Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an, kể từ ngày 6/1/2016 tất cả các xe ô tô 4 đến 9 chỗ ngồi, xe rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc, xe chở khách, xe được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe vận chuyển hàng hóa bắt buộc phải trang bị bình cứu hỏa trên xe.

Nhiều người hoan nghênh quy định này nhưng không ít người tỏ ra hoang mang vì không biết sử dụng bình cứu hỏa loại nào, cách bảo quản và sử dụng ra sao, quan trọng hơn là đặt ở vị trí nào để đảm bảo an toàn, tránh phát nổ trong mùa hè nắng, nóng.

Vị trí đặt bình cứu hỏa an toàn, không lo phát nổ trên ô tô ngày nắng nóng 1

Vị trí đặt bình cứu hỏa an toàn, tránh phát nổ trên ô tô ngày nắng nóng.

Bài viết dưới đây xin cung cấp những kiến thức, kỹ năng lựa chọn, đồng thời chỉ dẫn nơi đặt bình chữa cháy trên ô tô, đảm bảo an toàn khi phương tiện phải "phơi mình" dưới điều kiện thời nắng nóng, nhiệt độ cao như mấy ngày hè gần đây.

1. Lựa chọn bình cứu hỏa phù hợp với từng loại xe

Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng xe ô tô cho biết, xe nêu trong quy định thuộc Thông tư 57/2015/TT-BCA bắt buộc phải trang 01 bình cứu hỏa thuộc các chủng loại sau:

  • Bình bột dưới 4 kg.
  • Bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L.
  • Bình bọt dưới 5L.
  • Bình khí CO2 chữa cháy dưới 4 kg.

Trong quá trình lựa chọn bình chữa cháy, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn mua loại có kích cỡ phù hợp với nơi bố trí bình trên xe. Những chiếc xe cỡ nhỏ không nên chọn bình chữa cháy quá to.
  • Mua loại bình chữa cháy có tem chứng nhận kiểm định của cơ quan chức năng, tránh mua những bình không đạt chất lượng, không đúng tiêu chuẩn, tiếp tay cho hàng nhập lậu.
  • Thân bình cứu hỏa hoặc tem của nhà nhập khẩu thể hiện đầy đủ các thông tin về chất liệu chống cháy. Ví dụ, các ký hiệu ABC hoặc BC, trong đó: A - chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa. B - chữa các đám cháy chất lỏng như xăng, dầu, cồn. C - chữa các đám cháy chất khí như gas, LPG. Sử dụng cho ô tô nên chọn loại bình có ký hiệu ABC là tốt nhất.

Những loại bình được các bác tài sử dụng phổ biến là Mini Foam, Fire Stop,… có giá từ 50.000 - 120.000 đồng, tuỳ dung tích. Bên trong bình tích hợp hàng loạt chất phụ gia chữa cháy (bột, khí CO2...). Những bình có dung tích 500 ml thường xịt trong khoảng thời gian 5 - 8 giây. Bình có dung tích lớn sẽ có thời gian xịt lâu hơn.

2. Đặt bình cứu hỏa ở đâu trên ô tô?

Nhà sản xuất bình cứu hỏa khuyến cáo người sử dụng nên đặt bình ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không vượt quá 50 - 55oC. Do đó, chủ xe không nên đặt bình cứu hỏa ở những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực bảng táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (dòng xe hatchback), cột chữ A vì mùa hè nhiệt độ thường tăng cao (nhiệt độ trong khoang xe có thể đạt ngưỡng 70oC), tiềm ẩn nguy cơ gây nổ bình cứu hỏa.

Vị trí tốt nhất để bình cứu hỏa là dưới gầm ghế hành khách phía trước hoặc đặt trong hốc để đồ trên cánh cửa 1 Vị trí tốt nhất để bình cứu hỏa là dưới gầm ghế hành khách phía trước hoặc đặt trong hốc để đồ trên cánh cửa a2

Bình cứu hỏa nên đặt dưới gầm ghế hành khách phía trước hoặc trong hốc để đồ trên cánh cửa.

Vị trí tốt nhất để bình cứu hỏa là dưới gầm ghế hành khách phía trước hoặc trong hốc để đồ trên cánh cửa. Chú ý đặt bình chữa cháy tại nơi người lái có thể dễ dàng lấy bình khi có sự cố xảy ra. Không để bình chữa cháy ở những nơi nằm trong tầm với của trẻ nhỏ.

Tuỳ từng loại bình bên trong sẽ chứa bột hoặc khí, thời gian sử dụng của chúng cũng khác nhau. Bạn cần đảm bảo rằng bình cứu hỏa trên xe ô tô luôn trong tình trạng tốt nhất. Thông thường, bình cứu hỏa dạng bột loại 1 kg có thời hạn sử dụng lên tới 5 năm, còn bình khí CO2 phụ thuộc vào lượng khí bên trong.

Mức phạt dành cho chủ xe không trang bị bình chữa cháy

- Kể từ ngày 1/6/2016, xe ô tô không trang bị phương tiện chữa cháy như bình cứu hỏa, dụng cụ phá dỡ chuyên dụng, găng tay chữa cháy, đèn pin, khẩu trang lọc độc sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

 - Mức phạt sẽ tăng lên từ 3 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ nhưng không trang bị đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy.


Nguồn ảnh: Internet

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading