Tìm hiểu hệ thống cảnh báo lái xe DMS của Subaru

Thị trường ô tô | 12/07/2019

Hệ thống cảnh báo lái xe (DMS) có thể biết khi nào bạn buồn ngủ hoặc không nhìn về con đường phía trước. Vậy chúng hoạt động ra sao?

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Tìm hiểu hệ thống cảnh báo lái xe DMS của Subaru

Tìm hiểu hệ thống cảnh báo lái xe DMS của Subaru

Theo tin tức ô tô 360, hệ thống cảnh báo lái xe DMS của Subaru là 1 trong số những tính năng tiên tiến ít được biết đến. Tính năng này được ra mắt vào năm 2018 trên mẫu Forester thế hệ mới nhất. Hệ thống này hoạt động dựa trên camera hồng ngoại. Subaru cho biết công nghệ này lần đầu tiên xuất hiện trong một mẫu xe đại chúng mà liên tục quét người lái để tìm các dấu hiệu buồn ngủ hoặc mất tập trung. Được biết, camera được đặt dưới binnacle của thiết bị hiển thị đa chức năng gắn ở trung tâm của mẫu Subaru Forester. Khi camera này phát hiện các dấu hiệu mệt mỏi hoặc nhận thấy mắt của người lái nhìn khỏi đường quá lâu, âm thanh và đèn chiếu sáng sẽ phát cảnh báo ở cả cụm đồng hồ và MFD để tập trung sự chú ý của người lái.

Trên mẫu xe hàng đầu Forester 2.5i-S, Hệ thống giám sát người lái (DMS) cũng được sử dụng để nhận diện khuôn mặt của các người lái khác nhau và tự động thiết lập các tùy chọn được xác định trước như vị trí chỗ ngồi, góc gương, cài đặt điều hòa không khí và thông tin chuyến đi. Chúng thậm chí còn chào đón bạn khi nó hoàn thành việc quét khuôn mặt. Trong tương lai, DMS của Subaru thậm chí có thể được sử dụng cho các ứng dụng khác như bảo mật xe cộ.

Hệ thống cảnh báo lái xe DMS xem xét nhiều yếu tố trong lúc người dùng lái xe

Tuy nhiên, tính năng phát hiện yếu tố khiến người lái mất tập trung của DMS là quan trọng nhất. Sự mất tập trung của người lái, đặc biệt là việc sử dụng các thiết bị cá nhân khi lái xe, hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn xe cộ. Tính năng này hoạt động bằng cách phát hiện khi người lái liên tục nhìn theo hướng khác thay vì nhìn về phía trước. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đánh lừa hệ thống bằng cách giữ cho đầu của bạn hướng thẳng về phía trước nhưng liếc mắt xuống hoặc nghiêng sang một bên, thì hệ thống này vẫn phát hiện được.

Việc phát hiện tình trạng ngủ gật/buồn ngủ cũng khá thông minh và có thể đưa ra cảnh báo sớm hơn các hệ thống khác mà chủ yếu hoạt động bằng cách phân tích việc lái xe thất thường. Kỹ sư của Subaru Úc, ông Hiệp Bùi, chia sẻ rằng hệ thống này đã quen với kiểu nháy mắt của người lái và có thể nhận ra khi họ bắt đầu nhắm mắt nhiều hơn hoặc trong thời gian lâu hơn. Nếu bạn không thích việc bị giám sát bởi chiếc xe của mình, bạn có thể tắt DMS. Tuy nhiên, ông Bùi tin rằng hầu hết các tài xế sẽ đánh giá cao việc hệ thống trông chừng họ, nếu họ bị mất tập trung.

Hệ thống cảnh báo lái xe DMS cũng có nhiều hạn chế

Công nghệ ô tô mới này cũng có một số hạn chế. Để hoạt động hiệu quả, DMS yêu cầu tầm nhìn không bị che khuất đối với mặt của người lái. Tầm nhìn này có thể bị hạn chế hoặc chặn hoàn toàn bởi một lớp che mặt hoặc khi người lái đội mũ. Trong khi camera hồng ngoại có thể nhìn xuyên qua kính, nó vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi hình ảnh phản chiếu trên kính hoặc kính râm tối màu hoặc kính phân cực.

Ông Bùi cho biết DMS không khác mấy với công nghệ nhận dạng khuôn mặt của điện thoại thông minh, mà tập trung vào việc bảo mật và cá nhân hóa. “DMS hiện tại đang được cá nhân hóa. Nó có thể thiết lập chỗ ngồi và kiểm soát khí hậu cho bạn, nhưng trong tương lai, nó có thể sẽ nhận ra bạn và khởi động xe để bạn không cần tới chìa khóa nữa.” Ông nhấn mạnh rằng, mặc dù cá nhân hóa là một phần lớn của công nghệ tương lai, nhưng vẫn còn quá sớm để thảo luận về việc nó sẽ phát triển ra sao trong các ứng dụng ô tô. Điều này có nghĩa rằng ông không thể chia sẻ với chúng tôi về các dự án trong tương lai.

Vì vậy, một ngày nào đó nó có thể được sử dụng như ID để trả tiền điện tử cho nhiên liệu, thay đổi tâm trạng trong cabin dựa vào cảm giác của bạn, hoặc nhận ra ai đó đang say chỉ đơn giản bằng cách quét mắt hay không? Ông Bùi đáp lại rằng: “Rõ ràng là chúng ta sẽ phát triển những gì thị trường đòi hỏi."

(Ảnh: whichcar.com.au) 

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading