Các tính năng an toàn chủ động trên xe ô tô hoạt động như thế nào?

Thị trường ô tô | 13/12/2018

Có thể bạn đã nghe đến thuật ngữ phanh khẩn cấp AEB hay Hệ thống hỗ trợ giữ làn, tuy nhiên, liệu bạn có biết làm thế nào mà những công nghệ hỗ trợ người lái tiên tiến này có thể khiến việc lái xe an toàn hơn? Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn đúng hơn khi mua một chiếc xe.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Các tính năng an toàn chủ động trên xe ô tô.

Các tính năng an toàn chủ động trên xe ô tô

Có thể bạn đã nghe đến thuật ngữ AEB hay Hệ thống hỗ trợ giữ làn, tuy nhiên, liệu bạn có biết làm thế nào mà những công nghệ hỗ trợ người lái tiên tiến này có thể khiển việc lái xe an toàn hơn? Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn đúng hơn khi mua một chiếc xe.

Những công nghệ an toàn trong các dòng xe đời mới hiện trở nên hợp túi tiền hơn bao giờ hết. Nhưng, chúng thực sự có ý nghĩa như thế nào?

Tính năng đảm bảo an toàn tự động đang ngày càng được tích hợp vào các thiết bị tiêu chuẩn, thậm chí ngay cả trên những chiếc xe có giá thành thấp nhất. Hệ thống phanh khẩn cấp tự động (AEB) có vai trò thiết yếu nhất, nhưng bên cạnh nó, vẫn còn vô vàn các công nghệ khác có thể kết hợp tạo nên một chiếc khiên ảo bảo vệ cho xe của bạn.

Sau đây là danh sách các tính năng thông minh chính hỗ trợ người lái và đảm bảo an toàn có sẵn trên các dòng xe phổ thông mà bạn cần xem xét khi mua xe.

Hệ thống hỗ trợ lái tự động (Active Steering Assist)

Đây là loại công nghệ đời mới sử dụng cảm biến giống như công nghệ phanh khẩn cấp tự động (AEB). Nó được thiết kế khả năng tự động điều khiển xe để tránh tai nạn sắp xảy ra nếu hệ thống nhận thấy kích hoạt AEB chưa đủ để ngăn va chạm. Hệ thống này cũng hỗ trợ giữ cho xe không đâm vào các vật thể bên đường như lan can nếu người lái xe bị xao nhãng.

Kiểm soát hành trình thích ứng (Active Cruise Control)

Kiểm soát hành trình thích ứng (Active Cruise Control).

Với tên gọi khác là hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng, công nghệ này sử dụng các cảm biến dựa trên camera hoặc radar nhằm giảm hoặc duy trì tốc độ xe thông qua phân tích tốc độ của phương tiện phía trước.

Hầu hết các loại hệ thống đều vận hành từ tốc độ xe tối thiểu là 30km/h, nhưng một vài loại với công nghệ tiên tiến hơn sẽ có chế độ "dừng & đi'. Chế độ này sẽ tự động dừng và khởi động xe trong điều kiện giao thông đông đúc.

Hệ thống ACC thường dựa trên bộ radar hoặc lidar (loại radar quét bằng tia laze) gắn trên lưới tản nhiệt hoặc thông qua hệ thống EyeSight của Subaru với cặp camera lập thể hướng ra phía trước trên kính chắn gió. Nhiều loại hệ thống thích ứng không hoạt động hiệu quả trong thời tiết mưa hoặc sương mù bởi chúng không thể "nhìn thấy" phương tiện phía trước.

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động (Autonomous Emergency Braking)

AEB là một trong những tính năng thông minh đảm bảo an toàn cần có trên bất cứ loại xe nào. Hệ thống phanh khẩn cấp tự động sử dụng camera hoặc bộ cảm biến dựa trên radar để đánh giá tốc độ tiến sát lại giữa các phương tiện và sẵn sàng tự động kích hoạt phanh nếu không nhận được phản hồi từ người lái trong một khoảng thời gian nhất định.

AEB bao gồm 4 loại:

Tốc độ chậm hoặc tốc độ di chuyển trong thành phố: xác định các phương tiện khác đi trước xe nhằm tránh va chạm nhẹ giữa các xe.

Tốc độ nhanh hoặc tốc độ di chuyển trên cao tốc: sử dụng radar tầm xa quét bán kính phía trước lên tới 200m để tránh hoặc giảm nhẹ va chạm tốc độ cao.

Phanh người đi bộ: phát hiện người đi bộ- và người đi xe đạp trong 1 số trường hợp- để tránh va chạm.

AEB khi quay đầu xe hoạt động ở tốc độ thấp khi đỗ xe và sẽ tự động dừng lại nhằm ngăn xe đâm phải cái chướng ngại hoặc người đi đường.

Các nhà sản xuất xe hơi khác nhau sẽ có những cái tên riêng cho hệ thống AEB. Điều này có thể gây bối rối cho khách hàng bởi họ cũng không thường xuyên giải thích về loại hệ thống AEB mình cung cấp. Do vậy, bạn cần chắc chắn yêu cầu người bán giải thích về loại hệ thống an toàn của xe bạn. Có những công nghệ tương tự AEB như hệ thống phanh nạp trước hoặc phát hiện vật cản phía trước, nhưng chúng không hoạt động giống nhau.

Hệ thống kiểm soát điểm mù (Blind Spot Monitor)

Hệ thống hoạt động dựa trên radar này có thể phát hiện phương tiện đang tiến đến từ phía sau trong phạm vi khuất tầm mắt sau bạn và phát ánh sáng màu đỏ hoặc vàng cam trên kính cửa tương ứng với bên xác định phương tiện đó. Một số loại tiên tiến hơn có thể cảnh báo người lái nên đổi làn hay không trong khi loại cấp cao hơn nữa thậm chí có thể ngăn đổi làn.

Trong thời đại hiện nay, hệ thống radar đang ngày càng cải tiến nên BSM có thể phát hiện vật thể tiến đến từ phía sau khi đang di chuyển với tốc độ cao và với khoảng cách xa hơn. Đặc điểm này tạo điều kiện hơn cho người lái tránh nguy cơ va chạm khi đổi làn.

Hệ thống cảnh báo va chạm cắt ngang (Cross Traffic Alert)

Hệ thống này xác định các phương tiện, người đi xe đạp hoặc người đi bộ di chuyển đến từ bên phải hoặc bên trái xe. Đây là công nghệ tích hợp được trên hầu hết mọi loại xe nhằm hỗ trợ phát hiện nguy hiểm khi quay đầu và có tên gọi là hệ thống cảnh báo giao thông cắt ngang phía sau. Ngoài ra, loại công nghệ cảnh báo giao thông cắt ngang phía trước cũng đang ngày càng trở nên phổ biến.

Tính năng phát hiện người lái mệt mỏi (Fatigue Detector)

Tính năng phát hiện người lái mệt mỏi (Fatigue Detector).

Các mẫu máy phổ biến có thể giám sát hoạt động của người lái thông qua chân ga và vô-lăng cũng như đo lường thời gian lái xe và phát hiện hành vi bất thường thể hiện tình trạng mệt mỏi. Nếu chiếc xe "nghĩ" rằng bạn đang lái một cách chập choạng, nó sẽ kích hoạt chuông báo và hiển thị tin nhắn gợi ý bạn nghỉ ngơi.

Phiên bản hệ thống EyeSight mới nhất của Subaru thậm chí sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định hoạt động mắt của người lái và sẽ cảnh báo họ chú ý hoặc nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, công nghệ này có thể nhận diện tới 5 người lái và sẽ thay đổi tư thế ghế và vị trí kính phù hợp với từng người.

Hệ thống cảnh báo va chạm trước (Forward Collision Warning)

Tương tự như AEB, hệ thống này sử dụng radar hoặc cảm biến thông qua camera để giám sát tốc độ sát lại giữa xe và phương tiện khác hoặc vật thể, người đi bộ phía trước nhằm cảnh báo bạn về va chạm sắp xảy ra. Nếu hệ thống phát hiện nguy cơ va chạm, nó sẽ cảnh báo người lái thông qua âm thanh và đèn nháy trên bảng đồng hồ hoặc chiếu lên kính chắn gió. Tính năng này khác với AEB ở chỗ nó chỉ đơn thuần cảnh báo người lái chứ không tự động phanh xe lại.

Hệ thống hỗ trợ tốc độ (Intelligent Speed Assist)

ISA là công nghệ đảm bảo an toàn sử dụng dữ liệu định vị GPS để xác định giới hạn tốc độ và cảnh báo nếu bạn vượt quá mức cho phép. Hệ thống này có thể kết hợp với hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng nhằm điều chỉnh tốc độ của xe phù hợp với giới hạn tốc độ.

Hệ thống cảnh báo rời làn (Lane-Departure Alert)

Công nghệ này sử dụng camera hướng xuống dưới trên kính cửa nhằm nhận dạng dấu làn đường và sẽ phát ra âm thanh hoặc rung vô-lăng khi phát hiện xe đi chệch làn. Đối với mẫu Holden Acadia, hệ thống có thể kích hoạt rung nhẹ ghế của người lái để cảnh báo. Nó hoạt động với cả làn ở giữa và 2 bên.

Hệ thống hỗ trợ giữ làn (Lane Keep Assist)

Hệ thống hỗ trợ giữ làn (Lane Keep Assist).

Hệ thống này vận hành dựa trên hệ thống cảnh báo rời làn bằng cách điều khiển phương tiện từ từ di chuyển lại vào trong làn đường và duy trì xe giữa các làn khi đi trên đường cao tốc. Tuy nhiên, nó sẽ không kiểm soát khi bạn chủ động lái và sẽ tự vô hiệu hóa nếu bạn rời tay khỏi vô-lăng trong khoảng thời gian được xác định trước nhằm ngăn kích hoạt chế độ lái tự động.

Hệ thống đảm bảo an toàn trước khi xảy ra va chạm (Pre-crash Safety System)

Khi phát hiện một va chạm sắp xảy ra, hệ thống này sẽ kích hoạt các thiết bị an toàn như bộ căng dây đai nhằm giảm thiểu tác động của va chạm. Một số dòng xe thậm chí sẽ tự động đóng cửa sổ để ngăn người ngồi bị bật ra khỏi xe và điều chỉnh ghế ngồi để đảm bảo độ bảo vệ tối đa của túi khí. Công nghệ này vận hành bằng cách sử dụng các cảm biến như AEB, hoặc đơn giản khi người lái có hành động đột ngột như phanh hoặc bẻ lái gấp.

Hệ thống hỗ trợ nhận diện biển báo giao thông (Traffic-Sign Assist)

Hệ thống sử dụng camera để đọc biển báo tốc độ và cung cấp cho người lái thông tin về giới hạn tốc độ và cảnh báo nếu xe đi quá nhanh. Trên một số mẫu xe như Holden Acadia, công nghệ này có thể kết hợp với chức năng giới hạn tốc độ để duy trì xe không vượt giới hạn tốc độ.

Xem thêm: 9 xu hướng thiết kế ô tô mới sẽ nổi lên trong năm 2019

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading