Công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam và những tín hiệu tích cực đến từ VinFast

Thị trường ô tô | 30/10/2018

Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ là yếu tố tiên quyết để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ngành sản xuất ô tô trong nước. Tuy nhiên, sau những khoảng thời gian dài, công nghiệp phụ trợ ô tô ở Việt Nam vẫn chậm phát triển.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Một chiếc ô tô được sản xuất, lắp ghép từ hàng chục nghìn chi tiết, linh kiện khác nhau và cần có sự tham gia của cả một hệ thống các nhà sản xuất. Vì vậy, ngành sản xuất ô tô cần có sự tham gia của cả một hệ thống sản xuất công nghiệp phụ trợ và không có một hãng xe hơi nào trên thế giới có thể tự sản xuất ra tất cả mọi thứ để cấu thành một chiếc ô tô mới hoàn chỉnh. 

Công nghiệp phụ trợ ô tô vẫn ì ạch sau mấy chục năm 1...

Một chiếc ô tô được cấu thành từ trên 20.000 chi tiết

Mỗi một quốc gia muốn phát triển ngành sản xuât ô tô, tạo ra những chiếc ô tô mang thương hiệu quốc gia cần phải mở đường, đầu tư xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ ô tô phát triển vững mạnh. Điều này đã được minh chứng từ các cường quốc ô tô của thế giới như Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc ... 

Tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam đang ở mức thấp

Ông Lương Đức Toàn, Phó trưởng phòng Công nghiệp chế biến, chế tạo Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương nhận xét, đến thời điểm hiện tại, sau rất nhiều năm mở đường phát triển, công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam mới chỉ sản xuất được các chi tiết phụ tùng, linh kiện ở mức độ đơn giản với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Điều này dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn ở mức rất thấp. 

Công nghiệp phụ trợ ô tô vẫn ì ạch sau mấy chục năm 2...

Ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chỉ mới sản xuất được các chi tiết đơn giản

Theo ông Shinjiro Kajikawa, Phó Giám đốc công ty Toyota Việt Nam, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam đang cao hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ trong khu vực ASEAN khoảng 10% - 20% do sản lượng công nghiệp hỗ trợ nhỏ và tỷ lệ nội địa hóa đang ở mức thấp. "Hiện tỉ lệ nội địa hóa trên sản phẩm xe du lịch tại Việt Nam chỉ khoảng 10%, trong khi tại Thái Lan là 85%, Indonesia 80%, Malaysia 75%" - ông S.Kajikawa đưa ra so sánh. 

Làm rõ nguyên nhân sau nhiều năm ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô vẫn phát triển ì ạch, ông Lương Đức Toàn cho biết do dung lượng thị trường còn nhỏ, phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều mẫu khác nhau khiến cho các công ty sản xuất trong ngành ô tô khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt. "Nhiều DN còn bị động, chưa hợp tác, liên kết tạo thành hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Thậm chí, năng lực sản xuất của DN trong nước còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao…"

Công nghiệp phụ trợ ô tô vẫn ì ạch sau mấy chục năm 3...

Nhu cầu của ngành sản xuất trong nước đang ở mức thấp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến công nghiệp hỗ trợ ô tô chậm phát triển

Cũng cần nói thêm, các thành phần nguyên vật liệu cơ bản cho sản xuất phụ trợ ngành ô tô như: thép, cao su, nhựa, các nguồn kim loại khác ... vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Khả năng đầu tư và công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, yếu tố cốt lõi của các ngành sản xuất các sản phẩm kỹ thuật - công nghệ là nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam còn kém. 

Cánh cửa hướng đến chuỗi giá trị toàn cầu

Phát triển một hệ thống sản xuất công nghiệp phụ trợ ngành ô tô không chỉ đóng vai trò tiên quyết để tạo ra thương hiệu ô tô quốc gia mà còn là con đường để ngành sản xuất trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô. Có những Công ty, tập đoàn trên thế giới không trực tiếp sản xuất ra ô tô nhưng lại rất nổi tiếng trong ngành công nghiệp ô tô, có thể kể đến như: Bosch (Đức), Denso (Nhật Bản), Continental (Đức), Michelin (Pháp), Aisin Seiki (Nhật Bản) ... Những doanh nghiệp này thu về hàng tỷ USD mỗi năm nhờ sản xuất các linh kiện, phụ tùng phụ trợ cho ngành ô tô. 

Công nghiệp phụ trợ ô tô vẫn ì ạch sau mấy chục năm 4...

Hãng lốp danh tiếng của nước Pháp - Michelin thu về hàng tỷ USD mỗi năm nhờ vào cung cấp lốp xe cho các hãng sản xuất ô tô trên thế giới

Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ giúp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô cũng như thúc đẩy cả một nền sản xuất công nghiệp, công nghệ cao đang trì trệ sau nhiều năm. 

Những tín hiệu tích cực

Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã và đang đầu tư mạnh cho phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô. Có thể kể đến như: Thaco - Trường Hải, doanh nghiệp đang dẫn đầu thị phần trên thị trường ô tô Việt Nam đã liên tiếp đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, cùng với đó là xây dựng các trung tâm nghiên cứu ... để nâng dần tỷ lệ nội địa hóa cũng như hướng tới con đường ra thị trường nước ngoài. 

Công nghiệp phụ trợ ô tô vẫn ì ạch sau mấy chục năm 5...

Thaco liên tục đầu tư xây dựng các nhà máy công nghệ cao sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô

Và đặc biệt, sự tham gia của ông lớn VinGroup vào ngành sản xuất ô tô khi đầu tư một cách mạnh mẽ và nghiêm túc vào dự án thương hiệu ô tô Việt Nam - VinFast đang mở ra những động lực lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ ngành ô tô trong nước phát triển. VinFast đang mở đường cho các doanh nghiệp khác cùng đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô để cùng với họ tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu.

Công nghiệp phụ trợ ô tô vẫn ì ạch sau mấy chục năm 6...

VinFast sẵn sàng cùng đầu tư với các doanh nghiệp khác để phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô

Nhìn về tương lai, nếu VinFast thành công họ cũng sẽ kéo theo cả một hệ thống sản xuất công nghiệp phụ trợ ngành ô tô phát triển.

Xem thêm:

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading