Vì sao động cơ diesel đang dần bị 'ghẻ lạnh' và khai tử trên thế giới?

Thị trường ô tô | 29/11/2018

Trong khi tại Việt Nam, những mẫu xe sử dụng động cơ máy dầu vẫn đang được ưa chuộng và sử dụng bình thường. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, động cơ diesel đang dần bị hạn chế sử dụng và khai tử.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Khí thải động cơ diesel

Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn đáng báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí đến từ khí thải của các phương tiện giao thông và phương tiện sử dụng động cơ diesel chiếm tỷ trọng cao hơn cả.

Bầu không khí ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Thực trạng cho thấy, sự nóng trên lên toàn cầu đang ngày một diễn ra nhanh hơn, hiệu ứng nhà kính do hàm lượng khí CO2 tăng cao đang ảnh hướng lớn đến các hoạt động sản xuất và đời sống. 

Vì sao động cơ diesel đang dần bị "ghẻ lạnh" và khai tử trên thế giới? 1...

Khí thải các phương tiện giao thông chiếm tỷ trọng cao dẫn đến ô nhiễm bầu không khí

Một trong những quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ bầu không khí bị ô nhiễm đó là Trung Quốc. Người dân ở nhiều khu vực của quốc gia này đã quá quen với cuộc sống và làm việc trong bầu không khí bị bao phủ bởi các chất độc hại như sương mù. 

Vì sao động cơ diesel đang dần bị "ghẻ lạnh" và khai tử trên thế giới? 2... Vì sao động cơ diesel đang dần bị "ghẻ lạnh" và khai tử trên thế giới? 3....

Người dân Trung Quốc đã quá quen với việc sống trong bầu không khí ô nhiễm nặng

Đất nước có dân số đông nhất trên thế giới cũng có lượng phương tiện giao thông "khủng" bậc nhất trên thế giới hoạt động hàng ngày và thải ra môi trường một lượng vô cùng lớn khí thải độc hại. Cũng cần nói thêm, bầu không khí tại nhiều nơi ở Trung Quốc ô nhiễm nặng chỉ một phần do các phương tiện giao thông mà phần lớn khác đến từ khí thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp bởi đất nước này được mệnh danh là "công xưởng của thế giới".

Thành phần độc hại trong khí thải động cơ diesel

Vì sao động cơ diesel đang dần bị "ghẻ lạnh" và khai tử trên thế giới? 4...

Khí thải động cơ diesel chứa nhiều thành phần độc hại

  • Khí CO2

CO2 (Carbon dioxide) là chất khí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng khí thải thoát ra từ ống xả của xe hơi sau khi động cơ xe khởi động. Lượng khí này tan vào bầu khí quyển, kết hợp với một số loại khí khác gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên. Hậu quả của việc này là khí hậu trái đất diễn biến thất thường theo chiều hướng tiêu cực và làm tăng tốc độ tan chảy những dòng sông băng ở Bắc Cực khiến nước biển dâng cao.

  • Khí CO

Loại khí thải thứ hai thoát ra ống xả xe hơi có hàm lượng chỉ đứng sau CO2 là Carbon Monocide (CO). Loại khí thải này làm giảm khả năng lưu thông Oxyen trong máu khiến cho cơ thể người yếu đi. Chỉ cần một lượng rất nhỏ khí CO cũng có thể làm cho tim đập nhanh hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

  • Khí NOx

NOx (Nitrogen Oxide) là hỗn hợp khí bao gồm Nitrous Oxide (N2O) và Nitrogen Dioxide (NO2). Đây là những loại khí làm tăng hiệu ứng nhà kính và cực kỳ có hại đối với sức khỏe của con người, đặc biệt, nó có khả năng làm tăng các bệnh về đường hô hấp, mắt, mũi…

Tương tự như CO, khí NOx có khả năng phản ứng với một số chất khác trong không khí tạo ra khí ozone ở hạ tầng khí quyển gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, đồng thời, góp phần tạo ra mưa axit gây hại cho sự phát triển của cây cối.

  • Tạp chất dạng hạt

Những tạp chất dạng hạt nhỏ li ti được sinh ra chủ yếu từ động cơ diesel. Động cơ xăng cũng sản sinh ra những tạp chất hạt rắn nhưng với hàm lượng cực ít.

Được xem là những hạt bụi siêu nhỏ nên các loại tạp chất này có khả năng lọt vào phổi của chúng ta dễ dàng hơn, trong đó những hạt bụi khí PM2.5 (đường kính hạt bụi bé hơn 2,5 micron) là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất. Chúng có khả năng di chuyển hàng trăm km và tồn tại trong không khí hàng tuần liền.

Xem thêm:

Sự cạn kiệt dần của nhiên liệu hóa thạch

Dầu diesel sử dụng cho động cơ diesel được chưng cất từ nguồn nhiên liệu hóa thạch là dầu mỏ. Tuy nhiên, nhiều báo cáo dự báo nguồn dầu mỏ trên thế giới sẽ cạn kiệt dần trong vài thập kỷ tới. 

Vì sao động cơ diesel đang dần bị "ghẻ lạnh" và khai tử trên thế giới? 5...

Nguồn dầu mỏ sẽ cạn kiệt dần trong tương lai

Việc hạn chế sử dụng xe dùng động cơ diesel cũng góp một phần vào đảm bảo an ninh năng lượng của các nước phát triển trên thế giới. Khi mà nhiều quốc gia phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ bên ngoài. Chuyển dịch dần sang các phương tiện sử dụng nhiên liệu sinh học hoặc chạy điện sẽ giúp các quốc gia bớt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch nhập khẩu từ bên ngoài. 

Sự phát triển của phương tiện chạy điện

Sự ra đời và phát triển liên tục của công nghệ mới giúp các phương tiện chạy điện đã đủ khả năng thay thế phương tiện sử dụng động cơ đốt trong. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giúp các quốc gia phát triển trên thế giới đủ các điều kiện để đáp ứng cho các phương tiện chạy điện hoạt động trên diện rộng. 

 Vì sao động cơ diesel đang dần bị "ghẻ lạnh" và khai tử trên thế giới? 6...

Xe tải hạng nặng chạy điện đầu tiên trên thế giới do Mercedes-Benz phát triển

Sự thay thế của phương tiện chạy điện từ xe du lịch cho đến các phương tiện vận tải chính là "đòn chí tử" dành cho phương tiện chạy động cơ đốt trong nói chung và phương tiện sử dụng động cơ diesel nói riêng. 

Áp lực từ các tiêu chuẩn khí thải

Hiện tại, châu Âu và các nước như Mỹ, Nhật Bản, ... đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 6 hoặc tương đương đối với xe sử dụng động cơ đốt trong và theo lộ trình sẽ tăng lên tiêu chuẩn Euro 7 trong vài năm tới. Điều này dẫn đến áp lực cực lớn và đẩy các nhà sản xuất xe hơi vào chân tường. Bởi với các yêu cầu khắt khe về lượng khí thải độc hại được phép xả thải ra môi trường đối với các phương tiện giao thông ở các tiêu chuẩn nói trên là vô cùng thấp. Để đáp ứng được các tiêu chí này, các hãng xe sẽ phải đầu tư nghiên cứu cũng như phát triển những công nghệ động cơ diesel siêu sạch, điều này sẽ tốn kém những khoản chi phí cực lớn để sản xuất xe.

 Vì sao động cơ diesel đang dần bị "ghẻ lạnh" và khai tử trên thế giới? 7...

Áp lực từ tiêu chuẩn khí thải cũng là một yếu tố dẫn đến sự lụi tàn của động cơ diesel

Nguyên nhân nói trên dẫn đến các nhà sản xuất dần chuyển dịch sang phát triển những phương tiện ưu việt hơn như xe Hybrid, xe điện thay vì cố gắng sản xuất các động cơ diesel đạt các tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. 

Xem thêm:

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading