Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?

Thị trường ô tô | 16/04/2019

Khác với những chiếc ô tô thông thường, túi khí xuất hiện trên xe đua F1 chỉ tăng thêm phần vướng víu và trọng lượng của xe. Thay vào đó là hàng loạt trang bị khác sẽ thay thế túi khí để đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?

Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?

Trong mỗi trận đua xe F1 đều có những tay đua bị tai nạn nghiêm trọng như đâm vào hàng rào, lật xe,...khiến chiếc xe tan nát nhưng lại “bình an vô sự”. Điều này khiến không ít người thắc mắc, tại sao chiếc xe và tài xế bị nạn ở tốc độ rất cao như vậy dù trên xe không có túi khí nhưng vẫn thoát được ải tử thần? Trong khi đó, nếu chiếc xe xảy ra va chạm mạnh ở tốc độ 90-100 km/h là dòng xe ô tô phổ thông lại gây ra hậu quả khó lường.

Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?sdg

Các chuyên gia lý giải rằng, một chiếc xe đua không có túi khí nhằm hạn chế những thứ vướng víu không cần thiết và chủ yếu để tối ưu trọng lượng xe. Thay vào đó, hàng loạt trang bị cao cấp khác sẽ giúp cho dòng xe đua F1 đảm bảo độ an toàn cho người lái tốt hơn. Cụ thể, kết cấu, cấu trúc khoang lái, dây đai an toàn, quần áo bảo hộ và chiếc mũ bảo hiểm là những yếu tố rất quan trọng để hạn chế nguy hiểm. 

Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?dfh

Nhà sản xuất thiết kế khoang lái theo kiểu monocourque, không để hở một khe nào cho nước hoặc chất lỏng có thể lọt qua được. Kích thước chiều rộng của khoang lái ở phần vô-lăng là 500 mm, phần bàn đạp phanh 350 mm và 850 mm chiều dài. Góc nghiêng của lưng ít nhất phải đạt 16 độ để có thể giảm nguy cơ chấn thương nếu chiếc xe bị bay lên. Do đó, thể tích khoang lái hẹp, vừa khít với cơ thể không còn kẽ hở nào sẽ giữ yên vị trí tay đua, không bị xô, lắc. Khi trường hợp khẩu cấp xảy ra, người lái chỉ cần tháo dây an toàn và vô lăng để thoát ra ngoài chỉ trong vòng 5 giây. 

Khoang lái của xe đua F1 được bao bọc bởi chất liệu composite chống va đập, năng lượng mạnh của vụ tai nạn sẽ bị hấp thụ vào vòng phía sau đầu tay lái. Phần vỏ này cũng được bảo vệ bằng một lớp carbon và zylon 6 mm để ngăn chặn các mảnh vỡ của xe rơi vào khoang lái.

Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?dth

Vào khoang nội thất, dây đai an toàn 6 điểm cài có thể dễ dàng tháo lắp đóng vai trò rất quan trọng. Sự bố trí của 6 điểm cài này được thiết kế theo nhiều góc vừa đảm bảo sự thoải mái cho người đua nhưng vẫn giữ được cơ thể người lái vào lưng ghế, không để người lái bị lao về về phía trước khi xảy ra va chạm mạnh.

Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?srgh

Cuối cùng, trang phục trên người bao gồm quần áo bảo hộ và mũ bảo hiểm là các trang bị an toàn quan trọng đảm bảo an toàn cho các tay đua. Quần áo bảo hộ được làm từ bốn lớp vật liệu Nomex, chất liệu này chuyên được dùng để sản xuất quần áo cứu hoả. Trước khi được đem ra sử dụng, chúng sẽ được xử lý qua 15 quy trình giặt và 15 quy trình sấy để chắc chắn chúng có khả năng chịu được ở nhiệt độ cao đến 800 độ C trong 11 giây khi xe bị cháy. Nhiệt độ này cũng tương tự với dung nham núi lửa, nếu bộ trang phục này bình an khi xe cháy đồng nghĩa với tính mạng người trong xe vẫn an toàn.

Vì sao không có túi khí nhưng xe đua F1 vẫn an toàn một cách “kỳ diệu”?tgj

Cấu tạo chiếc mũ bảo hiểm cũng rất phức tạp với sự kết hợp của vật liệu gia cường phủ trên sợi carbon và lớp aramid hay Kevlar thường được dùng làm áo chống đạn. Tiếp đến là lớp phủ polyethylene – một loại nhựa đặc biệt để chống biến dạng chiếc mũ. Kính polycarbonate kết hợp với lớp cách nhiệt nhưng không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn người lái. Nhờ có chiếc mũ mà phần đầu tài xế được bảo vệ an toàn kể cả khi tai nạn rất mạnh ở tốc độ cao.

Có thể thấy, hệ thống an toàn được trang bị trên xe và cho tài xế lái xe đua F1 ở một trình độ rất cao. Nếu không để ý kỹ sẽ khó ai phát hiện được nhiều công nghệ chìm này nhưng khi xảy ra tai nạn, tác dụng đáng kinh ngạc để cứu người trên xe còn vượt trội hơn cả túi khí.

(Nguồn ảnh: cafeauto.vn)

Xem thêm:

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading