'Đập hộp' xe mới nên lưu ý những gì?

Kinh nghiệm lái xe | 18/09/2020

Việc cẩn thận trong lúc chạy xe mới mua thời gian đầu có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn trong việc giữ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ xe và đảm bảo độ an toàn cho bản thân.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

"Đập hộp" xe mới nên lưu ý những gì ?

"Đập hộp" xe mới nên lưu ý những gì?

Ngoài việc tập trung tận hưởng cảm giác chạy xe mới mua và trải nghiệm những tinh túy mà mẫu xế hộp ẩn giấu, người lái cũng nên dành những phút giây đầu tiên bên xe này 1 cách cẩn thận và để ý, tinh chỉnh các thiết lập xe. Qua đó, tuổi thọ cùng cảm giác lái mà xe cung cấp sẽ tăng cao và hợp ý người dùng hơn nữa.

1. Giữ vòng tua động cơ ở mức thấp

Chạy xe mới nên cẩn thận, không nên ép động cơ hoạt động quá nhiều.

Chạy xe mới nên cẩn thận, không nên ép động cơ hoạt động quá nhiều.

Khi lần đầu tiên lái một chiếc xe mới mua, nhiều người sẽ muốn chạy ở tốc độ cao hoặc đạp chân ga tối đa để tận hưởng sự mạnh mẽ của xe. Điều này không là vấn đề đáng lo ngại nếu như chiếc xe nói trên là 1 mẫu xe đã qua tay, từng làm quen đường nhựa.

Tuy nhiên, nếu đây là xe mới nhận từ đại lý thì điều này có thể gây hại cho động cơ và để lại hậu quả khó lường. Do đó, người dùng tốt nhất hãy tránh trường hợp động cơ vận lực vòng tua ở mức cao. Trong giai đoạn mới làm quen với xe, người dùng nên duy trì động cơ vận hành mức vòng tua tối đa là 3.000-3.500 vòng/phút.

Tay lái chạy xe mới nên làm quen dần với xe trước khi mạnh chân lên ga

Tay lái chạy xe mới nên làm quen dần với xe trước khi mạnh chân lên ga.

Cùng với việc duy trì vòng tua thấp, bạn cũng không nên nhấn chân ga hết sức. Thay vào đó chỉ nên nhấn chân ga một cách nhẹ nhàng để ngăn chặn tình trạng vòng tua thay đổi đột ngột. Các nhà sản xuất thường khuyên người lái nên giữ tốc độ dưới một mức nhất định, tùy thuộc vào mẫu xe.

Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên làm nóng động cơ của mình trước khi lăn bánh. Bởi vì, việc khởi hành bất ngờ sẽ tạo quá nhiều sức ép cho động cơ chưa được làm nóng và có thể làm tuổi thọ động cơ lẫn các bộ phận khác xuống cấp nhanh chóng.

2. Đừng chở quá tải

Tay lái chạy xe mới hạn chế chở quá tải, nhiều khách.

Tay lái chạy xe mới hạn chế chở quá tải, nhiều khách.

Như đã đề cập trước đó, mục tiêu của việc giữ vòng tua ở mức thấp và lái xe ô tô ở tốc độ thấp là để giảm áp lực lên động cơ trong thời điểm đầu. Do đó, tài xế không nên gánh quá nhiều tải trong thời gian đầu mới rước xe về vì điều này buộc xe phải làm việc vất vả hơn nhiều.

"Ngựa thồ" cũng nên được chăm chút.

"Ngựa thồ" cũng nên được chăm chút.

Sức kéo cũng tương tự như vậy. Chủ sở hữu ô tô SUV và bán tải có thể buộc phải sử dụng móc kéo đi kèm với xe. Tuy nhiên, người dùng nên đợi một thời gian sau khi mua xe mới trước khi tận dụng "ngựa thồ" của mình.

3. Chú ý đến lốp và phanh

Lốp xe mới cần thời gian mới đạt khả năng vận hành tối ưu.

Lốp xe mới cần thời gian mới đạt khả năng vận hành tối ưu.

Ngoài động cơ, ngay cả lốp xe và phanh cũng là những bộ phận của xe còn nguyên đai nguyên kiện. Do đó, lốp xe lẫn phanh có thể không cung cấp độ bám đường cùng phản ứng nhạy bén tối ưu. Điều này là do các nhà sản xuất thường sử dụng một chất bôi trơn, chống xuống cấp trên bề mặt lốp xe.

Thông thường, để lớp chất bôi trơn này tiêu biến đi thì xe phải chạy đến vài km. Sau đó, tay lái mới có thể yên tâm rằng lốp xe đang làm việc tối ưu với độ bám đường đạt chuẩn.

Phanh xe cũng cần thời gian "làm nóng".

Phanh xe cũng cần thời gian "làm nóng".

Tương tự như vậy, rotor, má phanh và kẹp phanh cũng cần được sử dụng 1 thời gian trước khi chúng đạt mức vận hành vừa ý. Quá trình này có thể được thúc đẩy bằng cách liên tục tăng tốc đến một mức độ nhất định và nhẹ nhàng đạp phanh, lặp lại quá trình 2-3 lần để phanh đạt đến nhiệt độ vận hành tối ưu.

Tiếp đến, khi đánh giá phanh xe đã được "làm nóng", chủ xe hãy tiến hành đạp chân phanh 1 cách vững chãi (Lưu ý: không nên đạp hết lực sẽ gây hư hại đến hệ thống phanh) đến khi xe gần như dừng hẳn thì lại tiếp tục tăng tốc xe. Hãy lặp lại chu kỳ này vài lần để đảm bảo phanh xe sẵn sàng hoạt động tối ưu trong các chuyến đi về sau.

4. Chạy rà đường dài

Chạy xe mới cần 1 khoảng thời gian chạy rà để đảm bảo tuổi thọ.

Chạy xe mới cần 1 khoảng thời gian chạy rà để đảm bảo tuổi thọ.

Theo kinh nghiệm lái xe, tùy vào từng loại xe thì các nhà sản xuất thường khuyên người dùng nên trải nghiệm 1 khoảng thời gian chạy rà nhất định thì xe mới đạt mức vận hành ổn định nhất.

Đối với một số phương tiện, khoảng thời gian "trăng mật" này có thể kéo dài đến lúc xe chạy khoảng 1.000-2.000 km đầu. Đây cũng là khoảng thời gian hoàn toàn hợp lý để người dùng làm quen với động cơ, chân ga, cần số cùng lốp và phanh xe.

5. Thay dầu thường xuyên

Chạy xe mới cần lưu ý lần thay dầu đầu tiên.

Chạy xe mới cần lưu ý lần thay dầu đầu tiên.

Sau khi xe đạt mức km đầu chạy nhất định, tay lái nên nhớ thay dầu trong xe. Hầu hết các nhà sản xuất thường khuyến cáo thay dầu trong vài km đầu tiên. Đây không phải là mẹo móc túi khách hàng, cơ hội để các đại lý kiếm thêm tiền mà là thời điểm vàng để loại bỏ các mảnh kim loại, bụi bẩn hoặc tàn dư khác tồn đọng trong xe kể từ lúc cập bến đại lý, nhà phân phối.

Chạy xe đảm bảo thay dầu đúng thời hạn, dùng dầu chất lượng và bảo dưỡng tốt.

Chạy xe đảm bảo thay dầu đúng thời hạn, dùng dầu chất lượng và bảo dưỡng tốt.

Sau khi hoàn thành giai đoạn thay dầu lần đầu, người dùng nên nhớ đặt lịch thay dầu đúng thời hạn cho các lần sau. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng động cơ xe bền bỉ và ngăn chặn mọi thiệt hại lâu dài có thể xảy ra trong tương lai.

(Nguồn ảnh: Internet)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading