Mới lái xe! Đây là những lời khuyên bạn không nên bỏ qua

Kinh nghiệm lái xe | 01/10/2020

Những tài xế mới thường hay cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân thì dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể áp dụng để tăng thêm tự tin khi cầm lái.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Bạn đã vượt qua kỳ thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe của riêng mình hoặc có bằng lái nhưng đã quá lâu không có điều kiện vận hành xe ô tô nên khi tiếp xúc, lại đôi khi có thể cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân.

Vì vậy để giúp bạn nhanh chóng trở thành một người lái xe có kỹ năng hay lấy lại "phong độ", chúng tôi sẽ đưa ra một loạt gợi ý mà bạn có thể áp dụng ngay lúc này để sẵn sàng quay trở lại đường phố một cách an toàn và thú vị hơn.

Thắt dây an toàn

thắt dây an toàn.

Thắt dây an toàn luôn là điều đầu tiên mà tài xế và tất cả hành khách cần làm khi lên xe, dù là ngồi ở ghế trước hay ghế sau. Khi được sử dụng đúng cách, dây an toàn sẽ giúp giảm 45% nguy cơ gây thương tích cho hành khách ngồi ghế trước.

Theo kinh nghiệm lái xe của nhiều chuyên gia, hành động thắt dây an toàn còn giảm 50% nguy cơ bị chấn thương từ trung bình đến nghiêm trọng và nó quan trọng hơn là chiếc xe có bao nhiêu túi khí. Đảm bảo các hành khách trên xe đều thắt dây an toàn là đặc quyền và cũng là trách nhiệm của bạn - một người tài xế. 

Kiểm soát tốc độ

kiểm soát tốc độ.

Những tay lái trẻ thường có xu hướng yêu thích tốc độ. Chính vì vậy họ thường không giảm tốc độ ở những khúc cua và vượt xe sai quy định. Vì vậy, lời khuyên dành cho người lái mới là nên đảm bảo tốc độ trong giới hạn cho phép (hoặc thấp hơn nếu bạn đang lái xe trên địa hình trơn trượt, có tuyết, đường hẹp hoặc nhiều gió).

Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố rằng việc tăng tốc độ xe trung bình chỉ 1 km/h sẽ làm tăng 3% tỷ lệ tai nạn có chấn thương và 4 - 5% tỷ lệ tai nạn chết người. Tại sao phải mạo hiểm sự an toàn của bản thân chỉ để đến sớm hơn vài phút?

Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe

giữa khoảng cách an toàn.

Trên các tuyến đường cao tốc đa làn, làn đường vượt được thiết kế riêng để phục vụ các phương tiện có thể vượt lên trước rồi chuyển lại về làn cũ dễ dàng. Thay vì di chuyển trên làn đường vượt suốt cả hành trình, việc chia sẻ làn đường vượt sẽ giúp bạn tránh được những tài xế phóng nhanh, vượt ẩu và coi nhẹ luật pháp.

Còn nếu bạn là người thích bám sát phương tiện phía trước và liên tục nháy đèn pha thì nên nhớ thói quen đó rất nguy hiểm, thậm chí nó còn khiến bạn phản ứng các sự cố phía trước chậm hơn.

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xe

Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bao gồm giấy phép lái xe, bản sao bảo hiểm, giấy đăng ký phương tiện và bộ thông tin khẩn cấp. Ở mỗi quốc gia thậm chí là các tiểu bang hoặc thành phố khác nhau, đều có những bộ luật riêng về các loại giấy tờ cần mang theo khi tham gia giao thông. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ và chuẩn bị giấy tờ cẩn thận trước mỗi chuyến đi.Di chuyển trong khung giờ cao điểm

Di chuyển chậm trên các tuyến đường đông đúc trong giờ cao điểm thường gây khó chịu cho các tài xế, kể cả khi họ đã có kinh nghiệm dày dặn. Hãy cố gắng giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước - tuân theo quy tắc khoảng cách 3 thân xe - để có đủ thời gian phản ứng với các trường hợp bất ngờ. Đồng thời cần hiểu rõ về chiếc xe của bạn để tận dụng các tính năng và công nghệ một cách tối ưu. 

An tâm nhờ hệ thống ABS

phanh ABS.

Đây là trang bị an toàn đặc biệt hữu ích đối với những tay lái mới. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) giúp bạn kiểm soát vô lăng và duy trì sự ổn định của phương tiện, bằng cách giữ bánh xe không bị khoá và trượt trên mặt đường.

Khi hệ thống ABS được kích hoạt, bạn có thể nghe thấy tiếng bánh xe khóa và mở, bởi chân phanh sẽ rung nhẹ. Đừng lo lắng, vì đấy là cách hệ thống tự vận hành khi người lái đạp phanh gấp.

Không phân tâm khi lái xe

phân tâm khi lái xe.

Trong khi lái xe, gần như ai cũng sẽ có những lúc bị phân tâm và rời mắt khỏi con đường phía trước để thực hiện những việc như uống ngụm cà phê, kiểm tra nhanh người ngồi ghế sau trong gương chiếu hậu hoặc nhắn tin khi đang điều khiển phương tiện,... Theo thông kê của nhiều tổ chức an toàn đường bộ, chính sự phân tâm khi lái xe cũng đã dẫn đến hàng ngàn vụ tai nạn đáng tiếc trên toàn cầu mỗi ngày. 

Để giảm thiểu sự phân tâm, các hãng xe lớn đã phát triển các hệ thống điều khiển và kích hoạt bằng giọng nói như Ford SYNC 3 là một ví dụ. Ford cho biết hệ thống SYNC 3 đã giảm thiểu đáng kể những tác nhân có thể gây mất tập trung cho người lái. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ý thức và sự tự giác tập trung của người lái. 

Không sử dụng điện thoại

dùng điện thoại khi lái xe.

Dù chúng ta đều nhận thức được rằng không nên sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe (bao gồm cả việc đặt trên chân, hoặc kẹp giữa vai hoặc tai), nhưng hãy luôn nhắc nhở bản thân duy trì nó như một thói quen ngay cả khi dừng đèn đỏ.

Theo luật lệ giao thông, việc dừng đèn đỏ vẫn là một phần trong quá trình tham gia giao thông. Vì vậy đừng để một tấm ảnh Selfie khi lái xe khiến bạn vi phạm luật giao thông đường bộ nhé!

Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm

lái xe trong đêm.

Lái xe vào ban đêm đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn nhiều vì bạn sẽ khó đánh giá khoảng cách và phát hiện các mối nguy hiểm hơn trong bóng tối. Và đặc biệt nguy hiểm khi gặp phải ánh đèn pha của phương tiện đi ngược chiều gây chói mắt.

Vì vậy, hãy giảm tốc độ để dành cho bản thân thêm một chút thời gian phản ứng với các tình huống bất ngờ như vậy. Đồng thời, hãy chuyển từ đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn của các xe di chuyển phía ngược lại. Cuối cùng, đừng quên một lưu ý thiết thực đó là luôn giữ sạch kính chắn gió phía trước để sẽ để đảm bảo tầm nhìn vào ban đêm.

Hạn chế rủi ro trên hành trình

Một điều hiển nhiên, khi di chuyển trên đường trơn trượt hoặc có nhiều ổ gà, hãy giảm tốc độ để phòng tránh những yếu tố bất ngờ. Hệ thống cân bằng điện tử (ESC) được trang bị trên chiếc xe của bạn sẽ đem đến sự trợ giúp tuyệt vời.

Hệ thống ESC được trang bị bộ cảm biến, giúp duy trì sự cân bằng của xe khi phát hiện nguy cơ lật, bằng cách áp dụng lực phanh độc lập trên từng bánh và giảm mô-men xoắn động cơ khi cần thiết.

Hiểu rõ phương tiện của bạn

Hãy chắc chắn rằng bạn có kiến thức cơ bản về quy trình xử lý các tình huống khi gặp tai nạn. Bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của bạn cũng như các hành khách khác trên xe. Lưu giữ đầy đủ giấy tờ xe và những số điện thoại khẩn cấp tại địa phương.

Kiểm tra kỹ khu vực xung quanh trước khi ra khỏi xe và di chuyển phương tiện đến nơi an toàn hơn. Hơn hết, hãy đảm bảo bạn đã trao đổi đầy đủ thông tin với bên thứ ba liên quan (nếu có) và giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. 

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading