Những bất cập về thủ tục sang tên khi áp dụng biển số định danh
Gần một tháng áp dụng quy định mới về biển số định danh, một số bất cập nảy sinh khiến quy trình sang tên không nhanh gọn như người dân kỳ vọng.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Thông tư 24/2023/TT-BCA về quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới chính thức đã được áp dụng từ ngày 15/8. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng, người dân vẫn chưa thích nghi với quy định mới do phát sinh những vấn đề bất cập dẫn đến các bước thực hiện sang tên đổi chủ mất thời gian.
Những bất cập về thủ tục sang tên khi áp dụng biển số định danh.
Dưới đây là những chia sẻ thực tế của những người đã trải nghiệm thủ tục sang tên khi áp dụng biển số định danh.
1. Về thủ tục
Theo ghi nhận, những chiếc xe đã đăng ký theo Thông tư cũ vẫn chưa thể thực hiện đăng ký lại theo Thông tư mới. Người đi đăng ký mới được cơ quan chức năng hướng dẫn chờ thêm. Bộ cà số tại các điểm đăng ký chưa có sự đồng nhất. Nơi thì vẫn 2, nơi thì 3, nơi thì 4 bộ.
Anh Mạnh Quỳnh, chia sẻ: "Bộ hồ sơ gốc của mình rút từ Sài Gòn ra Hà Nội đăng ký đã có đầy giấy tờ thu hồi biển số, hợp đồng mua bán,.... Cơ quan Công an Hà Nội yêu cầu bổ sung thêm bộ sao y hồ sơ gốc. Liên hệ đầu cầu Sài Gòn thì được phản hồi "phải có công văn yêu cầu sao y" thì mới được cấp. Không hiểu tại sao hồ sơ gốc ngành dọc Công An giữ sao giờ lại yêu cầu người dân phải sao y?".
Xem thêm: Đề xuất cấm "tua" ODO, đưa xe về nguyên bản khi đăng kiểm
Một số chủ xe cho biết, giờ đi đăng ký xe, ngoài hồ sơ gốc, cơ quan công an tại một số địa phương khác còn phải có thêm giấy xuất xưởng sao y trong khi người dân không được cơ quan thẩm quyền đưa giấy tờ này lúc rút hồ sơ gốc.
Thời gian rút hồ sơ sang tên, cấp đăng ký mới kéo dài hơn so với trước đây do những bất cập.
Những chiếc xe đã mua bán qua nhiều chủ, người đi đăng ký vẫn chưa thể tự rút hồ sơ do cơ quan công an còn đang tập trung xử lý các hồ sơ tồn. Thời gian rút hồ sơ sang tên, cấp đăng ký mới đều kéo dài gấp đôi so với cũ.
2. Về chi phí
Hiện tại người bán xe cũ phải tốn thêm chi phí thu hồi biển số. Chủ xe phải đưa xe đến cơ quan công an để thực hiện thủ tục thu hồi biển, sau đó phải gọi cứu hộ cẩu xe về do xe không còn biển. Trong khi trước đây, nếu sang tên trong cùng tỉnh vẫn di chuyển được.
Mất thêm chi phí đăng kiểm. Chẳng hạn, chiếc xe biển 30A123.45, sau khi thu hồi biển số vẫn dùng nguyên đăng kiểm đó khi bán lại để sử dụng, nay phải đi đăng kiểm lại (hoặc vì cùng xe đó nhưng dùng biển mới). Nếu không dùng biển mới thì có thể cùng 1 biển số có 2 xe sử dụng chung 1 đăng kiểm. Phí này vô hình chung người dùng lại phải chịu thêm.
2. Về thuế và giấy tờ
Dù có ủy quyền thu hồi biển số nhưng cơ quan đăng ký vẫn yêu cầu nộp thêm chứng minh thư bản chính của chủ xe. Thuế yêu cầu người mua sau cung cấp mã số thuế của chủ cũ để check xem chủ cũ nợ thuế không. Yêu cầu này không thể hiện rõ trong Thông tư mới nhưng các đơn vị vẫn yêu cầu người dân thực hiện.
Trên đây là những trải nghiệm thực tế từ những người đi trước. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và tránh gặp phải những điểm bất cập còn tồn đọng về thủ tục sang tên khi đăng ký biển số định danh.
Nguồn ảnh: Đoàn Dũng
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?