Công nghệ của Nissan có thể là đòn bẩy trong đàm phán hợp nhất Renault-FCA

Thị trường ô tô | 05/06/2019

Công nghệ tiên tiến về khung gầm và hệ thống động lực điện của Nissan có thể tạo lợi thế cho hãng xe này trong cuộc đàm phán sáp nhập giữa Renault và Fiat Chrysler nhờ vào chính sách phí bản quyền giữa Nissan và nhà sản xuất Pháp.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

logo Renault Fiat Chrysler.

Renault đang tích cực đàm phán sát nhập với Fiat Chrysler

Công ty được hình thành từ cuộc sát nhập giữa Renault và Fiat Chrysler có thể gặp khó khăn mỗi lần sử dụng công nghệ do Nissan Motor hoặc Mitsubishi Motors phát triển dù cho Fiat Chrysler Automobiles có thể trở thành khách hàng của 2 nhà sản xuất Nhật Bản này.

Công nghệ của Nissan, đặc biệt là công nghệ điện khí hóa và giảm khí thải, có thể mang lại cho hãng một vài lợi thế trong mối quan hệ hợp tác tiềm năng trị giá 35 tỷ USD giữa Renault và FCA ngay cả khi cổ phần của công ty mới bị giảm khi thành lập.

Theo một bên thứ ba, hiện tại hãng sản xuất Pháp chi trả cho công nghệ của Nissan ít hơn so với số tiền nhà sản xuất ô tô Nhật Bản chi cho công nghệ của Renault.

Điều này từ lâu đã là một cản trở dẫn đến thỏa thuận với Nissan, và cũng là điểm để Nissan có thể tìm kiếm các điều khoản có lợi hơn.

Theo một nguồn tin, "Bất cứ khi nào Nissan chuyển giao nền tảng, hệ truyền động hoặc công nghệ khác cho Renault, Renault sẽ phải trả một khoản tiền hoặc tiền bản quyền cho việc sử dụng công nghệ đó".

"Theo đó, nếu mọi thứ suôn sẻ, FCA sẽ trở thành một "khách hàng" khác của Nissan và đó là một tin vui. Nhà sản xuất Nhật bản sẽ có thêm vài thương vụ làm ăn." Phát ngôn viên của Nissan từ chối bình luận về chính sách chi phí bản quyền của hãng.

Thỏa thuận tiềm năng giữa Renault-FCA đã mang lại nhiều rắc rối cho quan hệ liên minh vốn đã không mấy suôn sẻ giữa nhà sản xuất ô tô Nhật Bản với Renault. Vì vậy, ít nhất là trong thời gian tới, một thỏa thuận khác nữa với Fiat Chrysler có thể sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Nissan trong mối quan hệ hợp tác 20 năm này.

Renault sở hữu 43,4% cổ phần của Nissan và cũng là cổ đông hàng đầu. Trong khi đó, Nissan chỉ nắm giữ 15% cổ phần không có quyền biểu quyết trong Renault và tỷ lệ này có thể sẽ giảm xuống còn 7,5% sau thỏa thuận FCA. Sự mất cân bằng giữa hai bên đã gây khó chịu cho Nissan từ lâu.

Trước đây, Renault từng ngỏ ý việc sáp nhập với Nissan nhưng đã bị CEO Hiroto Saikawa từ chối.

Việc đảm bảo lợi ích từ cuộc đàm phán hợp nhất là điều rất quan trọng đối với Saikawa bởi ông hiện giờ vừa phải giải quyết vấn đề hiệu quả tài chính kém đồng thời lại phải điều hành công ty sau vụ sa thải cựu Chủ tịch Carlos Ghosn vào năm ngoái.

Bằng cách sáp nhập, Renault và FCA hy vọng hợp nhất hai chương trình phát triển xe điện thành một, sau đó triển khai công nghệ xây dựng được trên một loạt các mẫu xe lớn, từ đó giúp giảm chi phí.

Dự đoán được các khó khăn trong việc đáp ứng quy định phát thải ngày càng nghiêm ngặt ở cả châu Âu và Trung Quốc, FCA có thể sẽ hưởng lợi đáng kể từ các công nghệ hệ thống truyền động của Renault.

Nissan Leaf

Nissan Leaf - Mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới trong năm 2018

Trong số đó, nhiều công nghệ đã được hỗ trợ xây dựng bởi cơ quan Nghiên cứu&Phát triển của Nissan, nhà sản xuất ô tô đầu tiên tung ra chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện trên thị trường đại chúng. Nissan Leaf là mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới, với doanh số lên đến hơn 400.000 xe kể từ khi ra mắt năm 2010.

Hãng cũng đã đạt được thành công ngoài mong đợi với hệ thống hybrid xăng điện. Vì vậy, Nissan có thể sử dụng công nghệ của mình làm công cụ đàm phán với Renault và FCA.

Chính xác mà nói, mặc dù FCA sẽ hợp nhất với Renault nhưng bất kỳ thỏa thuận nào giữa Renault và FCA đều không liên quan đến các thay đổi về cơ cấu trong thỏa thuận hợp tác kín giữa Renault với Nissan, hay còn gọi là Thỏa thuận khung liên minh.

Nhưng Nissan vẫn sẽ được hưởng lợi từ cơ cấu nguồn vốn cân bằng hơn của thỏa thuận sáp nhập.

Vì công ty kết hợp giữa Renault-FCA sẽ được đặt tại Hà Lan, nên nhà sản xuất Pháp sẽ mất quyền giữ cổ phần kép được cho phép trong Luật Florange của Pháp.

Do đó, Renault sẽ chỉ còn 7,5% cổ phần có quyển biểu quyết trong công ty mới. Điều này có khả năng sẽ giảm bớt căng thẳng giữa Nissan và Renault bởi sự sắp xếp hiện tại mang lại cho hãng ô tô Pháp uy thế lớn hơn nhà sản xuất Nhật Bản.

Bên cạnh đó, việc chồng chéo trong khu vực cũng là một vấn đề. FCA và Nissan là đối thủ của nhau trong thị trường xe tải, crossover và SUV ở Bắc Mỹ nơi Nissan phải đối mặt với vấn đề lợi nhuận biên kém.

Takeshi Miyao, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Carnorama cho biết "Nissan đang gặp khó khăn ở Hoa Kỳ. Liệu việc hợp tác với Chrysler sẽ có ích? Câu trả lời là không hẳn vậy". Ông cho biết nếu Renault-FCA mong muốn hợp nhất trong khu vực, Nissan có thể tìm kiếm sự thỏa hiệp trong các lĩnh vực khác.

Đông Nam Á là nơi Mitsubishi Motors, thành viên thứ ba của liên minh Renault-Nissan- thống trị doanh số bán xe cũng có thể trở thành khu vực cho giao dịch với Renault và FCA khi họ mở rộng sự hiện diện của mình trong thị trường đang phát triển nhanh này. Tại đây, Mitsubishi có thể nhượng bộ đàm phán để đổi lấy kênh phân phối tại Indonesia, Thái Lan và các quốc gia khác.

Chủ tịch của Mitsubishi, Osamu Masuko phát biểu rằng "Thị trường chính của chúng tôi là các nước ASEAN, vì vậy chúng tôi muốn thấy kết quả của sự hợp tác sẽ như thế nào trong khu vực này".

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading