Phương tiện giao thông tăng nhanh, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ hai ở Đông Nam Á

Thị trường ô tô | 10/03/2019

Sự gia tăng một cách đột biến của phương tiện giao thông trong những năm qua là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ô nhiễm không khí đáng báo động tại Hà Nội.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Gần đây, tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. 

Theo đó, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm bụi nặng nề nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nồng độ bụi trong không khí của Hà Nội trong năm 2018 ở mức 40,8 μg/m3, thấp hơn một chút so với Jakarta (45,3 μg/m3). Trong khi đó, mức giới hạn khuyến cáo phơi nhiễm hàng năm của WHO chỉ là (10 μg/m3).

Điều này xuất phát từ nguyên nhân chính là lượng phương tiện khổng lồ của thủ đô đang ngày càng phình to thêm một cách đột biến. 

Lượng phương tiện giao thông khổng lồ là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội...

Hà Nội hiện có lượng phương tiện giao thông khổng lồ

Theo số liệu được thống kê vào năm 2016, trên địa bàn Hà Nội có 5,3 triệu xe máy, 560.000 ô tô và tốc độ gia tăng ô tô hàng năm là khoảng 17%, xe máy 11% mỗi năm. Như vậy, mỗi năm Hà Nội tăng thêm khoảng 95.000 ô tô mới, tương đương với khoảng 30% tổng lượng xe mới bán ra tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, những chiếc ô tô mới đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 không phải là thành phần chính dẫn đến bầu không khí ô nhiễm. Các phương tiện cũ đang lưu hành với các tiêu chuẩn thấp hơn mới là tác nhân chính dẫn đến một bầu không khí độc hại của Hà Nội như hiện nay. Thành phần khí thải của ô tô bao gồm các loại khí độc hại như CO, HC, NOx, ... và phát thải dạng hạt PM. Đây đều là những chất gây hại đến sức khỏe con người. 

Khí thải ô tô...

Khí thải phương tiện giao thông là thành phần chính dẫn đến ô nhiễm không khí

Trong đó, bụi mịn (PM2.5) làm tăng nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh về ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ trên toàn cầu giảm khoảng 1,8 năm do ô nhiễm không khí - hay nói cách khác, nếu mọi người đều được sống trong bầu không khí sạch thì trung bình chúng ta sẽ sống lâu hơn 1,8 năm. Như vậy, ẩn hiện đằng sau những con phố đầy thơ mộng và rực rỡ về đêm của Hà Nội là một bầu không khí đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia nhận định: "Hầu hết người dân Việt Nam khi ra đường đều đeo khẩu trang cotton, nhưng nó chỉ dùng để ngăn tia UV chứ không hiệu quả với bụi mịn. Một cách khác hay được người Việt Nam dùng là đeo khẩu trang y tế. Đây là loại khẩu trang mỏng, chỉ có tác dụng ngăn không cho bệnh qua đường hô hấp lây lan chứ cũng không lọc được bụi mịn. Hơn nữa đây là khẩu trang dùng một lần nên lại góp thêm phần làm ô nhiễm môi trường khi bị vứt bỏ".

Bên cạnh ô nhiễm môi trường, thì sự gia tăng nhanh chóng của lượng phương tiện giao thông cũng gây áp lực cực lớn đến cơ sở hạ tầng giao thông, tình trạng ùn tắc giao thông cũng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. 

Trong vài năm trở lại đây, hàng loạt những chính sách nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của phương tiện giao thông đến môi trường đã liên tiếp được ban hành như áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 kể từ đầu năm 2017. Xử phạt các trường hợp phương tiện đã hết niên hạn sử dụng và cấm lưu hành...

Xem thêm:

  • 19.316 xe ô tô hết niên hạn từ đầu năm 2019 sẽ bị phạt 6 triệu đồng nếu tiếp tục sử dụng
  • Bi hài xe 300 triệu nhận giấy báo phạt nguội lên đến 148 triệu
Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading