Renault trì hoãn quyết định sát nhập với Fiat Chrysler

Thị trường ô tô | 04/06/2019

Renault đã trì hoãn quyết định sát nhập với Fiat Chrysler Automobiles – thương vụ có thể định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu khi các hãng xe hơi đang chạy đua vào thị trường xe điện.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

logo Renault Fiat Chrysler.

Renault trì hoãn quyết định sát nhập với Fiat Chrysler

Thương vụ sát nhập trên có khả năng diễn ra, nhưng đã vấp phải chỉ trích từ công đoàn Renault và các câu hỏi từ liên minh Nissan. Chính phủ Pháp cũng đưa ra điều kiện cho cuộc thương lượng, gồm cam kết đảm bảo việc làm và trụ sở hoạt động phải đặt trên nước Pháp.

Renault cho biết, Ban Quản trị tập đoàn sẽ họp lại để “tiếp tục nghiên cứu trên tinh thần xây dựng” với đề xuất sát nhập từ FCA tuần trước.

Trước đó, những người đứng đầu tập đoàn này cũng nhóm họp vào hôm qua, nhưng chưa đưa ra bất cứ kết luận nào. Hãng không giải thích tại sao; nhưng một quan chức chính phủ Pháp cho biết, Renault không muốn vội vã ký kết, mà sẽ tìm kiếm sự đồng thuận trên tất cả phương diện sát nhập.

Vị quan chức này đã thông báo với AP rằng các điều kiện nêu ra bởi Bộ trưởng Tài chính Pháp vẫn “cần phải được đáp ứng”.

Đây là thương vụ win-win cho chính phủ Pháp và Ý, khi có thể tiết kiệm cho cả 2 tập đoàn 5 tỷ Euro mỗi năm (5,6 tỷ USD). Tuy nhiên, nhiều người lao động lại lo lắng bởi tình trạng thất nghiệp có thể xảy ra. Trong khi chuyên gia cũng cảnh báo về sự sa lầy trong việc quản lý tập đoàn khổng lồ tại nhiều quốc gia.

Bên chịu thiệt có thể là hãng xe hơi Nhật Bản – Nissan. Đồng minh của Renault và Mitsubishi đang gặp rất nhiều khó khăn kể từ khi CEO Carlos Ghosn bị bắt vào tháng 11 năm ngoái.

Logo Nissan

Nissan được cho là không được lợi nhiều trong thương vụ sáp nhập Renault Fiat Chrysler

Ông Hiroto Saikawa, CEO hiện nay của Nissan đã nghi ngờ về khả năng gia nhập liên minh Renault-Fiat Chrysler, và gợi ý về việc thêm Fiat Chrysler vào liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi.

Ông cho biết, thương vụ Renault-Fiat Chrysler sẽ “thay đổi đáng kể” cấu trúc hợp tác lâu dài của Nissan với Renault. Do đó, Nissan sẽ phân tích các mối quan hệ hợp tác để bảo vệ quyền lợi của tập đoàn.  

Nếu Renault “gật đầu” với Fiat Chrysler, điều đó sẽ mở đường cho một biên bản ghi nhớ không ràng buộc, bắt đầu các điều khoản sát nhập độc quyền. Quá trình tiếp theo - gồm đàm phán với công đoàn, chính phủ Pháp, nhà chức trách và các nhà làm luật sẽ mất khoảng 1 năm.

Thương vụ sát nhập sẽ tạo lên hãng sản xuất xe hơi lớn thứ 3 trên thế giới, trị giá gần 40 tỷ USD và sản lượng khoảng 8,7 triệu xe/năm. Số xe trên vượt qua cả General Motors, chỉ xếp sau Volkswagen và Toyota.

Nếu bao gồm cả đồng minh Nissan và Mitsubshi, tập đoàn trên có thể là nhà sản xuất xe hơi số 1 trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, Nissan đã không được góp mặt trong thương vụ tiềm năng này. Ngay cả trước khi CEO Ghost bị bắt, hãng đã phản ứng quyết liệt với ý tưởng sát nhập toàn bộ Nissan với Renault. Ông này đã phủ nhận các cáo buộc vi phạm tài chính, và cho rằng một số nhân vật trong Nissan đã phản đối việc sát nhập hoàn toàn bằng cách âm mưu chống lại mình.

Chiếm khoảng 15% cổ phần Renault, chính phủ Pháp đã tổ chức nhiều cuộc họp với Renault và Fiat Chrysler. Một quan chức nước này cho biết, “sự năng động là điều tích cực”, và sát nhập “sẽ mang lại ý nghĩa lớn”.

Trong một diễn biến khác, công đoàn CGT của Renault đã dội gáo nước lạnh lên ban lãnh đạo tập đoàn vì không tham khảo ý kiến của đại diện công đoàn trong các cuộc đàm phán. CGT coi vụ sát nhập này “là nguy cơ gây tổn hại cơ bản cho Renault: kỹ thuật, sức mạnh công nghiệp và người lao động”.

Một tuyên bố của CGT ngày 4/6 đã gọi ý tưởng sát nhập này là “món quà cho gia đình Agnelli” – cổ đông hàng đầu của Fiat. CGT lập luận, Renault là tập đoàn mạnh hơn, nên Fiat hưởng lợi nhiều hơn từ công nghệ xe điện tiên tiến hơn mà không có bất kỳ trao đổi tương xứng nào.

CGT đã đặt câu hỏi về lý lẽ tiết kiệm chi phí của Fiat Chrysler, cho rằng hai dòng xe của hai tập đoàn quá khác biệt để cùng nhau chia sẻ công nghệ. Tổ chức không quên cảnh báo rằng, một thương vụ sát nhập sẽ đe dọa mối quan hệ với Nissan – vốn mất nhiều chi phí gây dựng.

Chính phủ Pháp khẳng định rằng, bất kỳ thương vụ nào cũng phải đảm bảo việc làm, sự phát triển của Pháp và lợi ích giữa hai tập đoàn.

Tuy nhiên trên thực thế, quan chức Pháp dường như rất hoan nghênh thỏa thuận này như chiến thắng cho cả Renault và Fiat Chrysler, bởi mỗi bên đều có điểm mạnh và điểm yếu bù trừ cho nhau.

Về phía Fiat Chrysler, ông Luigi Di Maio – Phó Thủ tướng Ý, người đang theo dõi sát sao vụ sát nhập cho biết, thương vụ sẽ mang lại “một giá trị gia tăng đáng kể cho nước Ý”.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading