Bị khách hàng tẩy chay không mua 'lạc', nhiều đại lý bán ô tô đúng giá niêm yết trước Tết

Thị trường ô tô | 28/01/2019

Tình trạng "bán bia kèm lạc" tại Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm bằng việc nhiều khách hàng tẩy chay, rút cọc khiến nhiều đại lý hoang mang trước Tết và phải bán ô tô đúng giá niêm yết.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Khan hàng, đại lý bán kênh giá hàng loạt ô tô nhập khẩu

Kết thúc năm 2018, toàn thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ đến 352.245 xe, đây là kỷ lục mua xe hơi của người tiêu dùng trong nước từ trước đến nay. Trong đó, chủ yếu là xe lắp ráp trong nước đạt đến doanh số đến 279.266 chiếc, xe nhập chỉ tiêu thụ được 72.979 chiếc. Doanh số kể trên cộng dồn của các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hyundai Thành Công (HTC) tại thị trường Việt Nam.

Bị khách hàng tẩy chay không mua "lạc", nhiều đại lý bán ô tô đúng giá niêm yết trước Tết a1

Năm 2018, xe nhập khẩu khó về Việt Nam

Sở dĩ năm 2018 lượng xe nhập khẩu tiêu thụ lép vế xe lắp ráp trong nước bởi đây là năm đầu tiên Nghị định 116/2017 và Nghị định 125/2017 được áp dụng. Theo đó, những Nghị định trên của Chính phủ áp dụng nhằm cân bằng giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu, tránh tình trạng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tràn lan tại Việt Nam nhờ hưởng ưu đãi thuế 0% từ các nước ASEAN.

Do đó, hàng loạt ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã khó về nước trong năm qua. Bằng chứng là việc nửa đầu năm 2018, thị trường xe nhập khẩu yên ắng khi chỉ có Honda Việt Nam là đơn vị đầu tiên nhập khẩu được xe về nước hồi tháng 3 nhưng cũng chỉ có hơn 2.000 chiếc. Sau đó, phải đến tận nửa cuối của năm vừa rồi, các hãng khác như Toyota Việt Nam, Mitsubishi, Chevrolet, Ford... mới đồng loạt vượt rào Nghị định thành công để mang xe nhập khẩu về với người tiêu dùng trong nước.

Bị khách hàng tẩy chay không mua "lạc", nhiều đại lý bán ô tô đúng giá niêm yết trước Tết A2

Ô tô nhập khẩu tăng giá và bán kèm phụ kiện

Tuy nhiên, trớ trêu thay, những mẫu xe nhập khẩu của các thương hiệu trên dù được hưởng thuế 0% nhưng giá xe liên tục tăng so với năm 2017. Thậm chí, nhiều mẫu xe tăng cả trăm triệu đồng so với giá bán trước đây do tình trạng khan hàng.

Không những vậy, nhiều mẫu xe "hot" được người dùng quan tâm như Toyota Fortuner bị đại lý bán kèm phụ kiện đến 200 triệu đồng, Honda CR-V kèm 50-100 triệu đồng, Ford Ranger, Everest cũng kênh hơn 100 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà phân phối. Đặc biệt, mẫu xe SUV 7 chỗ cao cấp như Ford Explorer còn bị bán kèm "lạc" đến 300 triệu đồng. Chưa hết, nhiều đại lý không bán phụ kiện mà trắng trợn đòi tiền bôi trơn đến hơn 100 triệu đồng mới chịu giao xe.

Bị khách hàng tẩy chay không mua "lạc", nhiều đại lý bán ô tô đúng giá niêm yết trước Tết a3

Hyundai Santa Fe 2019 lắp ráp cũng bị kênh giá

Ngoài những mẫu ô tô nhập khẩu thì Hyundai Santa Fe 2019 lắp ráp trong nước cũng gặp tình trạng tương tự khi vừa ra mắt Việt Nam thế hệ mới nhưng cũng bị đại lý ép mua phụ kiện từ 100-200 triệu đồng. Nguyên nhân là bởi đợt mở bán đầu tiên, Hyundai Thành Công chỉ có 1.000 xe giao khách hàng trước Tết nên đại lý đã "thừa nước đục thả câu" để bán phụ kiện.

Xem thêm:

Hết bán ô tô kèm "lạc" và cái giá phải trả cho sự coi thường khách hàng Việt của đại lý

Sau khi bị đại lý ép mua phụ kiện mới giao xe, nhiều khách hàng đã quyết tâm tẩy chay bằng việc rút cọc để chuyển sang những mẫu ô tô khác. Trong đó, Hyundai Santa 2019 là mẫu xe bị nhiều khách hàng rút cọc nhất hiện nay khi các đại lý không thể hiện sự thiện chí và tôn trọng người tiêu dùng.

Bị khách hàng tẩy chay không mua "lạc", nhiều đại lý bán ô tô đúng giá niêm yết trước Tết a4

Nhiều khách hàng rút cọc để tẩy chay đại lý

Theo anh Tuấn, khách hàng mới rút cọc cho biết, sau nhiều lần đàm phán với đại lý nhưng 2 bên không đạt được thỏa thuận mua bán xe Hyundai Santa Fe 2019, vị khách hàng đã rút cọc dù là người đặt xe từ khá sớm. Đồng thời, anh này cũng cho hay, đại lý đang thiếu tôn trọng khách hàng, ở đâu đó khách hàng là thượng đế chứ ở Việt Nam mua ô tô thì không!.

Bên cạnh đó, tại các hội nhóm trên facebook thảo luận về Hyundai Santa Fe, Toyota Fortuner hay Honda CR-V, nhiều thành viên cũng đồng quan điểm với việc ô tô bị ép mua phụ kiện ở nước ta và cho rằng việc này là thiếu tôn trọng khách hàng. "Mặc dù bỏ cả tỷ đồng để mua ô tô nhưng cứ như thể đi ăn xin" - chia sẻ của thành viên Trần Mai A.. khi từng bị đại lý bán kênh giá Toyota Fortuner.

Bị khách hàng tẩy chay không mua "lạc", nhiều đại lý bán ô tô đúng giá niêm yết trước Tết a8

Việc hàng loạt người tiêu dùng rút cọc đối với những mẫu xe bị ép mua "lạc" tại Việt Nam đã tạo ra trào lưu tẩy chay đại lý. Theo đó, dù là những mẫu xe được nhiều người quan tâm hiện nay nhưng trước thời điểm Tết nguyên đán, lượng xe tại đại lý vẫn khá nhiều khiến các nhân viên bán hàng đang tỏ ra lo lắng.

Liên hệ với một nhân viên của Hyundai tại Hà Nội, người này cho biết hiện Hyundai Santa Fe đã không còn tình trạng "bán bia kèm lạc" và đã trở về với giá niêm yết của HTC. Không chỉ vậy, nếu khách hàng sẵn sàng xuống tiền thì đại lý đang có sẵn xe giao ngay trước Tết và có thể hoàn thành thủ tục đăng ký ngay.

Bị khách hàng tẩy chay không mua "lạc", nhiều đại lý bán ô tô đúng giá niêm yết trước Tết a5

Bị khách hàng tẩy chay trước Tết, nhiều xe "nằm im" tại đại lý

Tiếp tục tìm hiểu vấn đề này, Oto.com.vn cũng đã liên hệ với các đại lý của Honda, Toyota và đều nhận được câu trả lời tương tự đối với Fortuner và CR-V. Tuy nhiên, 2 mẫu xe này do là hàng nhập khẩu nên lượng xe còn lại ở đại lý không nhiều và dự kiến sẽ về thêm sau Tết nguyên đán 2019.

Việc đại lý đã bán ô tô trở lại bình thường đúng với giá niêm yết chính hãng đã chứng tỏ những đơn vị này muốn đẩy xe trước Tết bởi sau Tết nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giảm. Nhiều khả năng sau Tết, không những không bán được xe kèm phụ kiện mà ngược lại đại lý sẽ còn phải tặng khách hàng phụ kiện để kích cầu. Đây là hệ quả và cái giá phải trả cho những đại lý đã coi thường khách hàng mua ô tô tại Việt Nam.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading