Bị sao chép thiết kế nhưng tại sao các công ty nước ngoài không thể mạnh tay kiện hãng xe Trung Quốc?

Thị trường ô tô | 29/10/2019

Rất nhiều các hãng xe nội địa Trung Quốc “vay mượn” thiết kế từ các thương hiệu quốc tế, thậm chí là copy trắng trợn. Tuy nhiên, dù nhìn thấy điều này rất rõ ràng nhưng các hãng xe quốc tế không thể mạnh tay kiện tất cả các hãng xe đạo nhái của Trung.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Sau khi Hiệp định thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2015-2018 có hiệu lực, lượng nhập khẩu xe ô tô Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng vọt lên gấp hai lần so với trước đó. Rất nhiều mẫu xe Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam chúng ta dễ dàng nhận thấy có thiết kế quen thuộc với các thương hiệu quốc tế lâu đời như phần đầu xe với lưới tản nhiệt, đèn pha hay bảng táp lô phía trong “na ná”. Ví dụ như những mẫu xe đến từ thương hiệu Zotye, Z8 pha trộn dấu ấn của nhiều hãng như Land Rover hay Maserati.

Tại chính thị trường nội địa Trung Quốc, các hãng xe Đại lục không chỉ đạo nhái kiểu dáng nội ngoại thất đến 80% mà thậm chí còn ngang nhiên đưa các mẫu xe này đến trưng bày tại các triển lãm ô tô danh tiếng trong nước như Triển lãm ô tô Thượng Hải, Bắc Kinh…

Vậy nguyên nhân gì khiến các hãng xe nội địa Trung Quốc ngang nhiên sao chép thiết kế mà các hãng xe quốc tế vẫn không dám mạnh tay kiện?

Chính sách bảo hộ ngành ô tô nội địa của Chính phủ Trung Quốc

Bị sao chép thiết kế nhưng tại sao các công ty nước ngoài không thể mạnh tay kiện hãng xe Trung Quốc?.

Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc có sự hậu thuẫn hùng hậu từ Chính phủ

Chính sách của Trung Quốc nhằm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô nội địa đã yêu cầu các thương hiệu xe hơi quốc tế muốn bán sản phẩm của mình tại đây điều kiện bắt buộc là phải liên kết với 1 công ty nội địa. Sự liên kết với các doanh nghiệp địa phương có thể là xây dựng nhà máy sản xuất, trao đổi, chuyển giao công nghệ… Đây chính là lý do giúp các hãng xe nội địa dễ dàng có được thiết kế, công nghệ từ các thương hiệu nổi tiếng.

Với nguồn lực tài chính hùng hậu và sự hậu thuẫn từ Chính phủ, năm 2010, Geely đã thành công mua lại thương hiệu Thụy Điển Volvo. Một công ty Trung Quốc thâu tóm 1 nhãn hiệu phương Tây. Ngoài việc vực dậy thương hiệu Volvo, Geely còn có thể sử dụng công nghệ của thương hiệu này để nâng cấp các mẫu xe của mình. Đây có thể xem là một con đường tắt giúp nền công nghiệp ô tô của Trung Quốc đuổi kịp các nền công nghiệp ô tô quốc tế lâu đời khác.

Thị trường màu mỡ khiến các hãng xe quốc tế phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”

Bị sao chép thiết kế nhưng tại sao các công ty nước ngoài không thể mạnh tay kiện hãng xe Trung Quốc? - Ảnh 1.

Thị trường ô tô Trung Quốc đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ

Mẫu X7 Landwind của hãng xe Jiangling Motors đã từng đạo nhái trắng trợn thiết kế của mẫu Evoque (sản phẩm hợp tác giữa JRL và Chery dành riêng cho thị trường Trung Quốc) vào năm 2016. Ngay sau đó, Jaguar Land Rover (JRL) đã đâm đơn kiện hãng xe này. Tuy nhiên, đơn kiện đã bị chính phủ Trung Quốc bác bỏ và bằng sáng chế của cả hai công ty đều bị hủy với lý do “không hợp lệ”. Điều này có thể thấy phần nào sự “bất lực” của các hãng xe quốc tế trong việc kiện cáo các thiết kế “đạo nhái” mình.

Thị trường Trung Quốc quá rộng lớn, tiềm năng và màu mỡ, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ bên cạnh ràng buộc về cổ phần và pháp lý khiến các hãng xe quốc tế không thể mạnh tay kiện các hãng xe nội địa mà phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading