Các trường hợp và mức phạt đối với người điều khiển xe không chính chủ
Tuỳ vào từng trường hợp mà cá nhân, tổ chức lái xe không chính chủ sẽ bị phạt hành chính từ 100-400 nghìn đối với xe máy và từ 1-4 triệu đồng đối đối với xe ô tô.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Theo ghi nhận của Oto.com.vn, hiện nay vẫn còn khá nhiều người băn khoăn việc đi xe không chính chủ có bị công an “thổi phạt” hay không. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đi xe không chính chủ cũng bị phạt nhưng nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp đã được chính phủ quy định tại khoản 9 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt.
Các trường hợp và mức phạt đối với người điều khiển xe không chính chủ
Cụ thể, căn cứ theo quy định này thì những đối tượng bị xử phạt là các chủ phương tiện khi mua, được cho, được tặng hay phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản từ người khác nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 76 của Nghị định này cũng nêu rõ, việc xác minh để phát hiện ra hành vi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua công tác đăng ký xe.
Như vậy, 2 trường hợp người điều khiển phương tiện không chính chủ bị xử phạt khi:
- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;
- Qua công tác đăng ký xe.
Do đó, trường hợp người đi mượn xe, thuê xe,...sẽ không bị phạt, hơn nữa cảnh sát giao thông cũng không được dừng xe chỉ để kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ.
Mức phạt đối với người vi phạm hành vi điều khiển phương tiện không chính chủ như sau:
1. Đối với xe máy
Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP cho biết, trường hợp cá nhân, tổ chức chạy xe mô tô, xe gắn máy,… mà không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi đã mua lại hay được cho, tặng,... thì sẽ bị xử phạt. Mức phạt đối với cá nhân vi phạm từ 100 - 200 nghìn đồng và từ 200 - 400 nghìn đồng đối với tổ chức.
2. Đối với xe ô tô
Căn cứ theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ trong Giấy đăng ký xe của họ khi đã mua, được cho hoặc được tặng. Cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng và tổ chức vi phạm bị phạt từ 2-4 triệu đồng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?