Câu chuyện thất bại của Faraday Future - Hãng xe điện từng tuyên bố sẽ giết chết Tesla

Thị trường ô tô | 15/01/2020

Faraday Future là một hãng xe hơi công nghệ rơi vào cái bẫy điển hình của các start-up, đó là dành quá nhiều thời gian và tiền bạc để nghiên cứu nhưng không đưa ra được sản phẩm nào.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Chân dung Jia Yueting - nhà sáng lập của Faraday Future.

Chân dung Jia Yueting - nhà sáng lập của Faraday Future

Vào năm 2015, Faraday Future nổi lên như một hãng start-up xe điện đầy triển vọng với nguồn vốn lớn từ Trung Quốc và tham vọng chiếm lĩnh thị trường ô tô.

Thương hiệu này xuất hiện gần như từ hư vô nhưng lại mời được những nhân viên sáng giá từ Tesla, Audi, Lamborghini, BMW, Ferrari, Volkswagen, Ford, Google. Tất cả đều thống nhất dưới mục tiêu tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực ô tô, đặc biệt là trong mảng xe điện thông minh.

Nhiều người kể lại rằng vào năm 2015, các kế hoạch to tát của Faraday Future vẫn còn đang nằm trên giấy. Nhưng với nhân lực 1.500 người, hơn 100 nhân viên đến từ Tesla, trụ sở đặt tại Los Angeles, một dự án nhà máy 1 tỷ đô tại Nevada, Faraday Future tràn đầy tự tin sẽ quật ngã Tesla, hãng xe điện dẫn đầu thị trường ở thời điểm đó.

Nhưng tới năm 2019, Faraday Future đã đốt hàng triệu USD mà vẫn phải vật lộn trên thị trường. Tất cả nguyên nhân đều bắt nguồn từ nhà đồng sáng lập Jia Yueting, tỉ phú công nghệ với chiến lược vay tiền tấn để biến Faraday Future trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời công nghệ ô tô và lụi tàn chỉ vỏn vẹn 3 năm sau đó.

Để biết nguyên nhân dẫn đến thất bại của Faraday Future, hãy cũng tìm hiểu về nhà sáng lập tỉ phú của nó.

Jia Yueting, hay còn được gọi là YT, bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tại cục thuế tỉnh Sơn Tây. Ông tách ra để lập nhiều công ty khác nhau từ khai thác than cho tới điện thoại di động. Trong 20 năm ông là người giàu thứ 17 ở Trung Quốc với tổng tài sản 7,3 tỉ USD.

Thành công lớn nhất của ông là công ty truyền hình trực tuyến LeTV, công ty này ra mắt dịch vụ video streaming vào năm 2004, 3 năm trước Netflix.

Jia Yueting từng rất thành công với hệ sinh thái LeEco.

Jia Yueting từng rất thành công với hệ sinh thái LeEco

Sau thành công của LeTV, YT mua lại và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau như điện thoại thông minh, TV, phần mềm thể thao, sản phẩm tài chính, xe đạp thông minh và cả xe điện, tất cả đều dưới thương hiệu LeEco, hay còn gọi là Le Economy.

Dù các sản phẩm của LeEco có vẻ không liên quan đến nhau, YT nhìn thấy cơ hội mang tới cho người dùng tất cả những gì họ muốn: một chiếc xe điện đi làm, dịch vụ gọi điện thoại cho bạn bè,  họp bàn trực tuyến, theo dõi thể thao, tất cả đều trong một gói dịch vụ LeEco.

Năm 2014, YT đồng sáng lập Faraday Future và đặt đại bản doanh ở California. YT tuyên bố sẽ dành hàng triệu đô để phát triển ô tô mang thương hiệu Faraday Future. Sau đó, công ty sẽ xây dựng nhà máy 1 tỉ USD ở Neveda, đây cũng là nơi tọa lạc của nhà máy Tesla Gigafactory.

Vào năm 2015, YT thực hiện một chiến dịch để mở rộng mảng sản phẩm của LeEco ở Hoa Kỳ. Hãng tậu hẳn 1 khu đất rộng 80.000 mẫu ở San Joe, California, thuê hơn 300 nhân viên ở thung lũng Silicon, mua lại hãng sản xuất TV Mỹ Vizio với giá 2 tỉ USD.

Trong năm 2016, LeEco ra mắt thương hiệu điện thoại cao cấp Le Pro 3, Le S3 và TV thông minh EcoTV nhằm đối đầu với hai gã  khổng lồ Apple và Google.

Nhưng không có bất cứ dòng sản phẩm nào của LeEco có lãi, ngoại trừ dịch vụ streaming LeShi, trước đó là LeTV, trích dẫn nghiên cứu của Bloomberg.

Vậy tiền của YT từ đâu mà ra? Một phần từ túi của chính YT, nhưng phần lớn đến từ những người cho vay Trung Quốc. Theo điều tra của tờ New York Times, YT huy động được hơn 2,1 tỉ USD bằng 2 phương pháp sau.

Một mặt, ông thu hút các nhà đầu tư nhỏ thuộc tầng lớp lao động bằng lời mời gọi mức lãi suất cao và rủi ro thấp. Mặt khác, ông vay nợ từ các nguồn ngân hàng không chính thống tại Trung Quốc, nơi quy định vô cùng lỏng lẻo.

Jia Yueting bỏ trốn khỏi Trung Quốc sau khi không trả được nợ.

Jia Yueting bỏ trốn khỏi Trung Quốc sau khi không trả được nợ

Lẽ dĩ nhiên là YT sẽ bị lãnh đủ nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Vào tháng 4 năm 2017, 37 đại diện của các doanh nghiệp nhỏ tổ chức biểu tình ngồi ở sảnh công ty LeEco và ra yêu sách LeEco trả lại 10 triệu USD mà hãng này nợ họ. LeEco đáp trả bằng cách đặt chậu cây cảnh trong sảnh chờ để ngăn các chủ nợ “cắm rễ” ở đây.

Năm 2017, YT phớt lờ trát hầu tòa và chạy từ Trung Quốc tới trụ sở Faraday Future ở California, cơ hội kiếm tiền cuối cùng của ông. Nhưng những món nợ của YT đã để lại bóng đen quá lớn đối với tương lai của Faraday Future.

Vào năm 2017, tòa án ở Trung Quốc liệt kê YT vào danh sách nợ xấu. Tên của YT nằm trên danh sách này khiến nhiều nhà đầu tư không còn tin tưởng Faraday Future dưới sự lãnh đạo của YT.

Trên thực tế, Stefan Krause, CFO của Faraday Future đã nhận nhiều lời mời gọi đầu tư với điều kiện YT từ chức hoặc bỏ quyền kiểm soát 1 phần công ty. Nhưng YT không muốn làm như vậy. Trong khi đó, Faraday Future cần tiền một các tuyệt vọng.

FF91 là chiếc xe gần với việc sản xuất nhất của Faraday Future.

FF91 là chiếc xe gần với việc sản xuất nhất của Faraday Future

Sau 3 năm, công ty vẫn chưa có một chiếc xe nào để bán. Tờ The Verge cho Faraday Future còn không có đủ việc cho 1.500 nhân lực. Năm 2018, sau khi đốt sạch tiền và không có nhà đầu tư mới, Faraday Future đã phải sa thải một lượng lớn nhân viên và yêu cầu hỗ trợ tài chính. Tháng 10 năm 2019, YT nộp đơn phá sản theo Chương 11 tại Hoa Kỳ. Được biết, vị cựu tỉ phú Trung Quốc nợ hơn 6,6 tỉ USD trong khi mới trả được 3 tỉ USD.

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa tồi tệ đến mức khiến Faraday Future bị xóa sổ. Công ty này vẫn đang phát triển một mẫu xe thành phẩm, chiếc FF 91 và tìm cách thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng cách công bố những đoạn phim chạy thử của mẫu xe này trên trang Youtube.

Công ty này đã có CEO mới, ông Carsten Breitfeld, người phụ trách chương trình BMW i và đồng sáng lập Byton. Breitfeld tái cam kết quyết tâm của Faraday Future trong việc sử dụng công nghệ tiên tiến để thay đổi nền công nghiệp ô tô.

Còn YT thì sao? Ông này vẫn đang sống trong căn biệt thự tại California. Ông vẫn giữ chức giám đốc thiết kế tại công ty nhưng không còn là nhà đầu tư nữa. Trên trang Twitter, YT xin lỗi về những lỗi lầm của mình, đặc biệt là việc không trả được nợ.

Ông ấy cũng bày tỏ mong muốn trở lại Trung Quốc, trả nợ và biến Faraday Future trở thành một công ty thành công.

Quả thật, YT có tất cả các điều kiện để Faraday Future có thể thành công. Tầm nhìn của YT vào năm 2014 về một hệ sinh thái ô tô điện thông minh là hoàn toàn chính xác. Sự tự tin và sức lôi cuốn của YT tương đồng với Elon Musk, người đã giúp Tesla vượt qua những tình huống khó khăn tài chính chỉ nhờ tầm nhìn và sự quyết tâm.

Faraday Future có thể đã thành công như Tesla. Tuy nhiên, quyết định theo đuổi việc nghiên cứu quá lâu mà không sinh lời đã làm kiệt quệ nguồn cung tiền gần như bất tận của Faraday Future.

YT đã từng nói “Thành bại của một công ty tất cả là do quyết định mà công ty đó đưa ra”. Có vẻ như Faraday Future đã có những quyết định sai lầm.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading