Chính phủ đề xuất nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến
Văn phòng chính phủ (VPCP) đã đề xuất ứng dụng dịch vụ trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, công sức trong việc thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã họp bàn với các Bộ, ngành, cơ quan tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ (VPCP) về việc triển khai dịch vụ công trực tuyến các hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe và thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông đường bộ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Chính phủ đề xuất nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến
Theo đó, người vi phạm có thể lựa chọn hình thức nộp phạt sau khi có quyết định xử phạt. Tất nhiên, người vi phạm vẫn bị tạm giữ giấy tờ, phương tiện hoặc tài sản liên quan sau khi nhận quyết định xử phạt.
Những thông tin trên biên bản xử phạt (số biên bản, nơi xử phạt, cơ quan xử phạt) sẽ là căn cứ để người vi phạm tra cứu thông tin về quyết định xử phạt, tài khoản kho bạc, số tiền xử phạt... Người vi phạm sẽ được nhận lại giấy tờ bị tạm giữ bằng đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác. Riêng với tài sản, phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện có thể chọn hình thức nhận trực tiếp hoặc ủy quyền.
Hiện tại, công đoạn xử phạt vi phạm tính từ lúc người vi phạm nhận quyết định xử phạt cho đến khi hoàn thành việc nộp phạt và nhận lại giấy tờ, phương tiện sẽ mất khoảng 1,5 ngày. Mỗi năm có gần 4 triệu trường hợp vi phạm giao thông đường bộ. Nếu áp dụng việc nộp phạt trực tuyến, xã hội sẽ tiết kiệm khoảng 1.300 tỷ đồng/năm (= 1,5 ngày x 220.000 đồng/ngày x 4 triệu trường hợp - tính theo GDP bình quân đầu người).
Hiện tại, tất cả các vi phạm hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ đều thực hiện theo hình thức trực tiếp. Hồ sơ xử phạt hành chính (có lập biên bản) phải trải qua 5 bước và người vi phạm phải chủ động trong việc liên hệ với cơ quan liên quan (ít nhất 3 lần) trong khoảng thời gian từ 10 đến 72 ngày (tính từ lúc nhận biên bản vi phạm) mới có thể hoàn thành việc nộp phạt, nhận lại giấy tờ, phương tiện hoặc tài sản bị tạm giữ.
Do đó, người bị xử phạt sẽ mất nhiều thời gian, công sức để nộp phạt vi phạm giao thông. Những người thường trú hoặc tạm trú cách xa địa điểm với nơi có quyết định xử phạt thì người vi phạm sẽ vất vả hơn. Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều lần sẽ dễ làm nảy sinh tiêu cực, nhũng nhiễu.
(Nguồn ảnh:cafeauto.vn)
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?