Cuộc đua không cân sức của xe lắp ráp và xe nhập khẩu tại Việt Nam

Thị trường ô tô | 25/06/2018

Ngay từ khi nghị định 116 có hiệu lực đã trở thành những rào cản khiến cho xe nhập khẩu bị hạn chế về nước ta. Dù vậy nhưng nó cũng không tạo nên lợi thế tuyệt đối giúp xe lắp ráp bứt phá trong cuộc đua doanh số.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Theo Nghị định 116 ban hành, các loại xe nhập khẩu sẽ phải có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) do nước ngoài cấp mới có thể thông quan. Điều này đã làm khó dễ cho các hãng ô tô khiến cho xe nhập khẩu không thể về được. Điển hình như hãng Toyota, Honda Nhật bản đã phải tuyên bố tạm ngưng xuất khẩu xe sang Việt Nam từ tháng 1 vì không chuẩn bị được hồ sơ. Các hãng xe chấu Âu cũng không ngoại lệ. Từ đây, xe lắp ráp bắt đầu có cơ hội tỏa sáng. 

Xe lắp ráp chưa thể tận dụng thế mạnh từ Nghị định 116

Theo tình hình diễn ra, vì lý do thuế nhập khẩu xe từ ASEAN là 0% khiến cho nhu cầu mua xe của khách hàng tăng cao. Tuy nhiên xe nhập khẩu lại không thuận lợi về nước do ảnh hưởng của Nghị định 116. Nếu như giá xe lắp ráp trong nước hợp lý hơn thì có thể khách hàng sẽ “đổi hướng”.

Cuộc đua không cân sức của xe lắp ráp và xe nhập khẩu tại Việt Nam

Mức tăng xe ô tô lắp ráp ít hơn mức giảm xe ô tô nhập khẩu

Còn trên thực tế, dựa vào doanh số bán hàng tháng 5 cho thấy, mặc dù lượng xe nhập khẩu giảm nhiều nhưng lượng xe lắp ráp bán ra cũng không đáng kể, tức nếu không có xe nhập khẩu, chưa hẳn khách hàng đã mua xe lắp ráp.

Hết tháng 5, doanh số ngành ôtô Việt đạt gần 104.000 xe, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xe lắp ráp đạt hơn 87.400 xe, tăng 10% (khoảng 8.000 xe), trong khi xe nhập khẩu là 16.300 xe, giảm 50% (tức 16.300 xe). Lượng xe nhập khẩu giảm nhiều hơn gấp đôi so với lượng xe lắp ráp tăng kéo cả thị trường sụt giảm. 

Có nhiều nguyên nhân khiến cho xe lắp ráp vẫn chưa thể bù vào lỗ hổng mà xe nhập khẩu để lại. Trong đó yếu tố lớn nhất là tâm lý khách hàng, danh mục sản phẩm không tương ứng và năng lực sản xuất hạn chế.
Người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên quan niệm rằng xe nhập khẩu có chất lượng tốt hơn xe lắp ráp. Hơn nữa còn có nhiều mẫu xe nhập chưa có đối thủ là xe lắp ráp. Bởi thế mà còn có những khách hàng phải chờ tới nửa năm, thậm chí là tăng giá vài lần vẫn chấp nhận để có thể mua được xe nhập khẩu, xe lắp ráp vẫn chưa thể đứng lên chiếm lĩnh được thị phần.

Trong khi đó, xe lắp ráp lại còn bị động vì không kịp sản xuất khi khách hàng có nhu cầu chuyển hướng. Tiêu biểu như CX-5 đầu 2018 được đặt hàng tăng mạnh, nhưng khách vẫn phải chờ tới 2 tháng để có xe như ý, nếu không phải chọn những màu hoặc phiên bản ít được quan tâm hơn.

  • Ô tô nhập từ Châu Âu bị đe dọa đánh thuế 20%

Xe nhập khẩu quay lại, xe lắp ráp tăng thêm ngàn nỗi lo

Cuộc đua không cân sức của xe lắp ráp và xe nhập khẩu tại Việt Nam

Lô xe Honda CR-V về cảng hồi tháng 3

Sau bao nhiêu thời gian xe nhập khẩu bị khống chế thì xe lắp ráp vẫn chưa thể nắm được thế chủ động. Cho đến khi giấy VAT đã dần hoàn thành bộ hồ sơ thông quan cho xe nhập thì các đại lý lắp ráp đã phải đồng loạt giảm giá vào cuối quý 2. Cụ thể như Chevrolet giảm 30-60 triệu, Toyota giảm 20-40 triệu, Ford giảm 20-35 triệu.

Trong khi xe lắp ráp đang lo sợ và phải sử dụng đến "vũ khí" duy nhất để xe lắp ráp chiến thắng trong cuộc đua doanh số là giảm giá thì xe nhập khẩu lại tăng giá hàng loạt. Honda CR-V tăng 10 triệu, Ford Ranger phải lắp thêm 100 triệu phụ kiện mới có hàng. Fortuner sẽ bán ra từ tháng 8, tăng gần 50 triệu. Các hãng xe nhập từ ASEAN cho biết khoảng tháng 7, chậm nhất tháng 9, xe nhập sẽ ồ ạt trở lại.

Ở phân khúc xe sang, Mercedes đang có lợi thế sẵn hàng hơn hẳn vì được lắp ráp trong nước. Còn các đối thủ khác như BMW, Audi, Lexus cũng đang rục rịch nhập về trong thời gian tới, thị phần sẽ lại tiếp tục xảy ra sự cạnh tranh khốc liệt. Còn lại những vấn đề khó khăn còn vướng mắc liên quan đến các thủ tục thông quan khả năng cũng sẽ được giải quyết sớm vào quý cuối năm nay.

"Chính sách nửa vời- chưa cân bằng"

Cuộc đua không cân sức của xe lắp ráp và xe nhập khẩu tại Việt Nam

Các hãng xe lắp ráp muốn được ưu đãi nhiều hơn nữa

Theo tin tức ô tô, quyết định giảm mức thuế nhập khẩu xuống 0% của Nghị định 116 đã làm cho ngân sách bị giảm 5.400 tỷ từ đầu năm. Để bù lại số đo, TP.HCM đã thu thêm 4.000 tỷ đồng từ xe nhập khẩu vào những tháng cuối năm. Nhờ vậy mà xe lắp ráp đang tận dụng được lợi thế trong khi xe nhập khẩu còn đang tiếp tục bị trì hoãn. 

Bên cạnh đó, nhờ vào Nghị định 125, xe lắp ráp còn tiếp tục được hưởng lợi do được miễn thuế nhập khẩu linh kiện. Nhưng chừng ấy là chưa đủ, ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công từng cho rằng phải có thêm nhiều ưu đãi nữa cho xe lắp ráp, bởi nếu chỉ có Nghị định 125 sẽ là ưu đãi nửa vời. Ông cho rằng, xe sản xuất ở những nước khác có mạng lưới công nghiệp phụ trợ phát triển thì thuế linh kiện cũng gần như bằng 0, vậy nếu chỉ ưu đãi cho xe lắp ráp thuế linh kiện là chưa đủ để tạo sức cạnh tranh.

Hyundai Thành Công, Trường Hải lắp ráp số lượng lớn hưởng lợi chính. Bên cạnh đó, các mẫu xe đạt số lượng lớn của các hãng liên doanh như Toyota Vios, Honda City cũng sẽ được nằm trong diện ưu đãi. Và các hãng lắp ráp này sẽ tiếp tục giảm giá mạnh để tăng doanh số, đồng thời sẽ tăng thêm phần khó khăn hơn nữa cho dòng xe nhập khẩu.

Xem xét kỹ ván đề, mục tiêu khuyến khích lắp ráp trong nước chưa thực sự ăn khớp, bởi lẽ hiện nay đang xảy ra sự xáo trộn giữa nguồn cung và thị trường trong nước. Nếu các công ty có khoảng thời gian nửa năm để chuyển đổi thì sẽ chủ động hơn, đồng thời các hãng sẽ phải điều tiết kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với định hướng của mỗi chính phủ.

Còn về phía khách hàng, chính sách và giá cả là điều họ không cần phải hiểu. Quan trọng là giá xe có tiếp tục giảm hay lại tăng mới là điều cần thiết với họ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Giá lăn bánh Mitsubishi Outlander 2018 với 3 phiên bản tùy chọn
  • Thêm trang bị mới, Infiniti QX30 2018 lên giá
  • Mercedes-Benz E-Class thế hệ W213 tại Malaysia có giá 1,78 tỷ

(Ảnh: vnexpress.net) 

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading