Khẩu hiệu 'Make in Vietnam' khi nhìn vào ngành ô tô
"Make in Vietnam" là khẩu hiệu được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra dành cho Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 9/5/2019 vừa qua.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Theo đó, cụm từ "Make in Vietnam" được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích mang nội hàm sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, và sản xuất tại Việt Nam. Soi chiếu khẩu hiệu nói trên vào ngành ô tô thì "Make in Vietnam" có nghĩa là những chiếc xe ô tô được thiết kế ra tại Việt Nam, do người Việt nghiên cứu phát triển và làm chủ, được sản xuất ra tại Việt Nam. Khi nhìn vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước, hàm nghĩa của khẩu hiệu này dường như mới chỉ chập chững bắt đầu đắp những viên gạch đầu tiên.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở mức lắp ráp
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trải qua khoảng 20 năm qua cho đến hiện tại vẫn hầu như chỉ dừng lại ở mức độ liên doanh lắp ráp xe của các thương hiệu lớn trên thế giới. Một VinFast ra đời mang danh thương hiệu Việt trong bối cảnh đó nhưng hiện cũng dựa vào các ông lớn trên thế giới để sản xuất ra những mẫu xe đầu tiên một cách nhanh nhất và đi theo hướng dần dần làm chủ công nghệ.
Ở chiều ngược lại những ông lớn như Trường Hải (Thaco) hay Hyundai Thành Công (HTC) vẫn miệt mài đi theo con đường liên doanh lắp ráp xe của các thương hiệu lớn và tìm cách tăng dần tỷ lệ nội địa hóa. Phần trăm các chi tiết, linh kiện sản xuất tại Việt Nam hiện vẫn ở mức rất thấp.
Đằng sau những chiếc xe mang thương hiệu Kia, Mazda hay Peugeot bóng lóa vẫn được bán ra trên thị trường của Thaco, hầu hết các thành phần cấu thành, linh kiện vẫn được nhập khẩu từ nước ngoài. Một HTC tăng trưởng thần tốc trong thời gian gần đây khi doanh số xe Hyundai bán ra liên tục tăng trưởng mạnh và áp sát Toyota trên thị trường. Tuy nhiên, nhà sản xuất này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn linh kiện nhập khẩu từ các nhà cung cấp bên ngoài.
Như vậy, yếu tố "Make in Việt Nam" trong các sản phẩm xe hơi của Thaco và HTC hầu như vẫn dừng lại ở con số không.
Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp được chờ đợi nhất đối với ngành ô tô Việt Nam là VinFast, ra đời với khát vọng tạo ra một thương hiệu ô tô của người Việt đúng nghĩa nhưng ở thời điểm hiện tại, tất cả những gì VinFast đang làm là hợp tác và mua thiết kế cũng như công nghệ của các hãng lớn trên thế giới nhằm tạo ra những chiếc xe gắn logo VinFast một cách nhanh nhất. Ở đây, người Việt vẫn phải phụ thuộc vào những ông lớn trên thế giới.
Một viện nghiên cứu và phát triển (R&D) VinFast ra đời với sự góp mặt của hàng loạt những chuyên gia trong ngành ở cả trong và ngoài nước được đưa về làm việc với mục tiêu người Việt có thể dần dần tự làm chủ thương hiệu Việt. Tuy nhiên, điều này không thể làm trong một sớm một chiều mà cần cả một quá trình dài. R&D chính là công đoạn nguồn gốc tạo ra mọi sản phẩm công nghệ. Như vậy, để có thể tạo ra những sản phẩm đúng nghĩa theo khẩu hiệu "Make in Vietnam" thì VinFast cần làm chủ được quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Có thể hiểu đơn giản đây là quá trình nghiên cứu, thiết kế, chạy thử, điều chỉnh, ... để tạo ra những chiếc ô tô hoàn chỉnh trước khi lên dây chuyền sản xuất hàng loạt và bán ra thị trường.
Nếu VinFast thành công, Việt Nam có thể sẽ có những sản phẩm ô tô "Make in Vietnam" trong nhiều năm tới, đó là những chiếc xe được người Việt nghiên cứu và thiết kế nên, sản xuất và chế tạo ra bởi người Việt và do người Việt làm chủ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khẩu hiệu "Make in Vietnam" khi nhìn vào ngành công nghiệp ô tô trong nước dường như vẫn chỉ là con số không.
Xem thêm: