Mua ô tô ở Việt Nam ngày càng khó, thuế phí đội gấp nhiều lần

Thị trường ô tô | 28/02/2019

Chính phủ liên tục ban hành Nghị định mới nhằm áp dụng đối với ô tô ở Việt Nam, dù hưởng ưu đãi thuế ngập khẩu 0% từ ASEAN nhưng giá xe không giảm mà ngược lại còn tăng cùng trăm loại thuế phí "đổ đầu".

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Nghị định chồng chất Nghị định dành cho ô tô tại Việt Nam

Năm 2018, khi lộ trình cam kết FTA chính thức được áp dụng tại Việt Nam với việc thuế nhập khẩu ô tô từ các quốc gia ASEAN xuống mức 0%. Điều này được nhiều người tiêu dùng Việt kỳ vọng giá ô tô sẽ giảm sâu ở nước ta giúp cơ hội tiếp cận xe bốn bánh của người dân dễ dàng hơn trước đây. Tuy nhiên, những diễn biến thực tế lại đi ngược lại hoàn toàn và dập tắt mọi kỳ vọng về mức giá xe hấp dẫn tại Việt Nam.

Mua ô tô ở Việt Nam ngày càng khó, thuế phí đội gấp nhiều lần a1

Xe nhập khẩu và muôn vàn khó khăn tại Việt Nam

Theo đó, từ cuối năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017 về quy định khắt khe trong việc nhập khẩu ô tô tại Việt Nam. Nghị định trên ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tại nước ta với việc phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đúng theo tiêu chuẩn. Để được nhập khẩu, doanh nghiệp phải có Giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất xe nước ngoài; Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại từ nơi sản xuất và cam kết cung cấp linh kiện chính hãng. 

Mua ô tô ở Việt Nam ngày càng khó, thuế phí đội gấp nhiều lần a2

Bên cạnh đó, Nghị định 125/2017 về thay đổi biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế. Quy định tại Nghị định 125/2017 cũng nêu rõ, các linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc nhóm hàng 98.49 trong biểu thuế nhập khẩu sẽ áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 0%.

Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này, doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 4 (giai đoạn từ 2018 – 2021) và mức EURO 5 từ 2022 trở đi và đạt đủ sản lượng theo quy định của Chính phủ. Cả 2 Nghị định 116/2017 và 125/2017 đều được áp dụng từ ngày 01/01/2018 đã gây ra muôn vàn khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tại Việt Nam. 

Cụ thể, trong nửa đầu năm 2018, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam thưa thớt, thậm chí những hãng ô tô lớn như Toyota, Honda, Ford,... cũng phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành những thủ tục, giấy tờ để nhập khẩu xe về nước. Đến tận bây giờ, lượng xe nhập khẩu ASEAN vẫn không đủ cung cấp nhu cầu thị trường khiến giá thành leo thang, người dân phải mua xe với mức chênh lệch đáng kể so với giá niêm yết.

Mua ô tô ở Việt Nam ngày càng khó, thuế phí đội gấp nhiều lần a3

Xe bán tải sẽ tăng lệ phí trước bạ từ ngày 10/4/2019

Bước sang năm 2019, khi thị trường ô tô vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sẽ sôi động trở lại thì người tiêu dùng lại tiếp tục bị "dội gáo nước lạnh". Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 140/2016/NĐ-CP và được áp dụng từ ngày 10/04/2019. Nghị định trên sẽ thay đổi mức tính lệ phí trước bạ đối với xe bán tải và xe tải VAN tại Việt Nam từ mức 2% hiện hành tại tất cả các tỉnh thành lên 6%, riêng Hà Nội là 7,2%. Mức tăng đương đương 3 lần và Hà Nội là 3,6 so với trước đây.

Như vậy, người tiêu dùng ở Việt Nam đang thiệt đơn thiệt kép khi thuế nhập khẩu ô tô xuống còn 0% với hàng loạt Nghị định mới được ban hành và áp dụng.

Xem thêm:

video

 Video đánh giá xe Mitsubishi Triton 2019 mới ra mắt Việt Nam

Vì sao thuế phí ngày một tăng?

Trong năm vừa qua, hàng loạt những mẫu ô tô nhập khẩu "hot" tại Việt Nam tăng giá đáng kể so với trước đây do lượng hàng không đủ cung cấp trong khi nhu cầu của người dân tăng lên trông thấy. Trong đó, Toyota Fortuner và Honda CR-V là 2 mẫu xe gây ra nhiều điều tiếng nhất khi liên tục tăng giá dù được áp thuế nhập khẩu 0% từ khu vực ASEAN.

Mua ô tô ở Việt Nam ngày càng khó, thuế phí đội gấp nhiều lần a4

Mua ô tô ở Việt Nam ngày càng khó khăn

Cụ thể, Toyota Fortuner tăng cao nhất đến 46 triệu đồng so với trước, Honda CR-V kể từ khi phân phối thế hệ mới đã tăng tổng cộng 25 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng muốn mua 2 mẫu xe trên còn phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua phụ kiện kèm theo mới được đại lý giao xe và việc chờ đợi vài tháng mới nhận được xe cũng là chuyện bình thường ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, những mẫu xe Ford Ranger, Everest, Explorer, Mitsubishi Xpander... nhập khẩu cũng luôn không đủ hàng cung cấp cho người tiêu dùng. Không chỉ việc nhập khẩu khó khăn mà việc thuế phí quá nhiều cũng ảnh hưởng đến lượng xe ô tô nhập khẩu và bán ra tại Việt Nam.

Mua ô tô ở Việt Nam ngày càng khó, thuế phí đội gấp nhiều lần a6

Chính phủ ưu tiên phát triển ô tô trong nước hơn nhập khẩu

Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thuế phí áp dụng cho ô tô ở Việt Nam ngày càng tăng như:

  • Hạn chế xe nhập khẩu: Việt Nam là quốc gia đang phát triển nền công nghiệp, chủ yếu là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp và hoàn thiện thân vỏ ô tô chứ không thể tự sản xuất 1 chiếc ô tô hoàn chỉnh. Theo đó, khi chính sách thuế nhập khẩu ô tô về 0% từ ASEAN, các hãng đã thay đổi từ lắp ráp sang nhập khẩu. Do đó, Chính phủ đã ban hành hàng loạt Nghị định để hạn chế việc nhập siêu ô tô.
  • Cơ sở hạ tầng hạn chế: Ngay cả khi ô tô còn chưa tràn ngập đường phố, người ta đã dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng tắc đường dài cả km tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh bởi cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam còn quá yếu kém. Nếu ô tô nhập khẩu giá rẻ tràn ngập thì tình trạng tắc đường sẽ thường xuyên hơn.
  • Tạo điều kiện phát triển xe trong nước: Chính phủ tạo điều kiện trợ giá cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô và hạn chế xe nhập khẩu.
Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading