Những điểm “nghẽn” của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khiến giá xe khó giảm
Dung lượng thị trường và chênh lệch giá cả giữa ô tô sản xuất trong nước so với ô tô nhập khẩu hiện là 2 điểm nghẽn, thách thức lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Bộ Công Thương chỉ ra nhiều điểm 'nghẽn' thách thức ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Ngày 30/6 vừa qua, Bộ Công Thương đã công bố báo cáo tình hình công nghiệp ô tô Việt Nam và đề xuất giải pháp tháo gỡ. Theo đó, báo cáo đã chỉ ra những điểm nghẽn kìm hãm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay.
Theo Bộ Công Thương, dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang là hai điểm nghẽn, gây thách thức lớn nhất tới ngành công nghiệp ô tô nước ta.
Báo cáo chỉ rõ, hiện quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia. Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt.
Quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia.
Mặt khác, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân có thể sở hữu ô tô cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận.
Song song với đó, hệ thống giao thông yếu kém mà chủ yếu do tổ chức giao thông kém cũng ảnh hưởng tới cầu của thị trường, làm cho nhu cầu về sử dụng ô tô của nền kinh tế chưa lớn.
Ngoài điểm nghẽn về thị trường, Bộ này cũng cho biết, hiện chi phí sản xuất ô tô trong nước cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 - 20% đã khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi hơn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN trong bối cảnh hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Bộ Công Thương đã chỉ ra 2 nguyên nhân chính tạo nên thách thức lớn này.
Chi phí sản xuất ô tô trong nước cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 - 20% đã khiến giá xe bị đẩy lên.
Thứ nhất, dung lượng thị trường hiện tại của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn nhỏ nên không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô của ngành, khiến các chi phí cao hơn so với các nước ASEAN khác vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ô tô đi trước rất lâu. Đây chính là nguyên nhân khiến chi phí ô tô ở Việt Nam cao hơn các nước khác.
Nguyên nhân thứ hai là do các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài - phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm,… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương đã đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn của ngành công nghiệp ô tô, đó là dung lượng thị trường và chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực.
Về giải pháp tạo dựng thị trường, Bộ này cho rằng cần quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô của người dân, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Đối với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về chênh lệch chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu, Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng áp dụng chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô kèm theo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao sản lượng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.
Bộ Công Thương đề xuất triển khai có hiệu quả Chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô.
Cùng với đó là duy trì và triển khai có hiệu quả Chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cho hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và Chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu với nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.
Thực tế tại Việt Nam, để một chiếc ô tô có thể lăn bánh trên đường, người dùng phải hoàn thành nhiều thủ tục. Đáng chú ý là các loại thuế, phí kèm theo rất nhiều đã khiến giá xe tăng khủng.
Giá bán ô tô ở các đại lý đã bao gồm một số loại thuế, phí cơ bản mà khách hàng cần phải đóng. Trong đó, có 3 loại thuế chính đánh vào giá xe mà doanh nghiệp phải chịu là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ điển hình như dòng xe sedan hạng D tại một số nước chỉ khoảng hơn 500 triệu đồng, tuy nhiên, hiện giá niêm yết tại đại lý ở nước ta khoảng hơn 1,2 tỉ đồng. Điều này có thể thấy thuế phí đè lên một chiếc ô tô tại Việt Nam ở mức khá cao.
Việc giá thành quá cao so với thu nhập khiến người dân trong nước vẫn khó tiếp cận để mua một chiếc ô tô.
Xem thêm:
- Nghịch lý ô tô ngân hàng thanh lý: Giá rẻ nhưng đấu giá tới 4-5 lần chẳng ai mua
- Giá ô tô giảm cao nhất 200 triệu đồng, khách dè dặt chờ thêm cơ hội
Ảnh: Internet.
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?