Ô tô nhập dưới 9 chỗ 'tắc đường' về, xe lắp ráp tranh thủ tăng giá

Thị trường ô tô | 04/02/2018

Trong tháng 1/2018, cả nước mới chỉ nhập khẩu chưa đến 20 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và không có xe nào được nhập từ ASEAN. Trong khi xe nhập không có thì người tiêu dùng cũng đang phải mua ô tô nội với giá tăng vài chục triệu đồng/chiếc.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Ô tô nhập dưới 9 chỗ ngồi "tắc đường"

Theo số liệu thống kê từ Tổng cụ Hải Quan Việt Nam, trong tháng 1/2018, cả nước nhập khẩu 1.000 xe ô tô nguyên chiếc giảm 86,2% và tổng giá trị đạt 94 triệu USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, số lượng xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi được nhập về nước trong tháng qua chưa đến 20 chiếc, giảm hơn 400 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Ô tô nhập dưới 9 chỗ "tắc đường" về, xe lắp ráp tranh thủ tăng giá a1

Xe nhập khẩu đang khó về nước

Đặc biệt hơn, trong tuần cuối cùng của tháng 1/2018, cả nước mới chỉ nhập khẩu dúng 23 xe ô tô nguyên chiếc và chỉ có 3 xe dưới 9 chỗ ngồi. Trong đó, xuất xứ các xe chủ yếu từ Hàn Quốc và Mỹ (chủ yếu xe đầu kéo), khu vực ASEAN không có một chiếc xe nào được nhập khẩu về nước ta.

Tình trạng xe nhập "tắc đường" là bởi Nghị định 116/2017 với những quy định khắt khe. Đến hiện tại, vẫn chưa có doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng nào đáp ứng đủ những điều kiện trong Nghị định. Đồng thời, hàng loạt những thương hiệu xe hơi lớn của thế giới như Toyota, Honda, Nissan, Mitsubishi... cũng đã tuyên bố tạm dừng xuất khẩu xe vào thị trường Việt Nam. Theo một số nguồn tin, ít nhất phải đến tháng 6/2018, các hãng xe trên mới hoàn tất các thủ tục, giấy tờ để nhập khẩu xe vào nước ta.

Ô tô nhập dưới 9 chỗ "tắc đường" về, xe lắp ráp tranh thủ tăng giá a2

Honda CR-V 2018 bị đội giá vẫn đắt hàng

Những số liệu thống kê và thông tin được khẳng định trên đang khiến người tiêu dùng buồn lòng bởi những hy vọng sở hữu một chiếc xe bốn bánh giá rẻ đã không còn mà ngược lại còn phải mua xe với giá đắt hơn cả trăm triệu đồng.

Cụ thể, Honda CR-V 2018 đang là mẫu xe gây ra những xáo trộn nhất định trên thị trường ô tô nước ta. Honda Việt Nam đã nhập khẩu "vội" được hơn 700 xe hồi cuối năm 2017 từ Thái Lan và mới công bố giá bán trong tháng 1. Theo đó, so với giá dự kiến ban đầu, mẫu xe này đã đắt hơn 200 triệu đồng.

Ngoài ra, khách hàng còn phải bỏ ra thêm khoảng 50 triệu đồng để mua thêm phụ kiện mới được mua xe dù đã đặt hàng từ khá lâu. Trong khi đó, Toyota Fortuner cũng được thông báo hết hàng từ cuối tháng 11/2017, mẫu xe này được nhập khẩu từ Indonesia.

Có thể bạn quan tâm:

♦ Chính thức công bố giá bán Honda CR-V 2018 từ 1,136 tỷ đồng

♦ Giá bán xe Honda CR-V 2018 mới nhất

♦ Đánh giá xe Honda CR-V 2018 bản 7 chỗ

video

Video giới thiệu Honda CR-V 7 chỗ 2018

Xe lắp ráp đội giá vẫn khan hàng

Trong khi xe nhập đã không thể về nước ít nhất là qua Tết Mậu Tuất thì người tiêu dùng Việt đang phải mua xe lắp ráp trong nước với giá cao hơn đến vài chục triệu đồng.

Theo giá mới nhất mà Trường Hải công bố, hầu hết các mẫu xe thương hiệu Mazda do đơn vị này lắp ráp và phân phối đều tăng giá từ 10-20 triệu đồng. Trong đó, Mazda 3 tăng từ 10-20 triệu đồng tùy bản, Mazda 2 tăng bản cao nhất 10 triệu đồng, Mazda 6 tăng 2 bản cao cấp Premium lên 20 triệu đồng, Mazda BT-50 tăng 10-20 triệu đồng.

Ô tô nhập dưới 9 chỗ "tắc đường" về, xe lắp ráp tranh thủ tăng giá a3

Xe lắp ráp tăng gái và một số bản đã không kịp giao khách trước Tết

Đặc biệt, mẫu Mazda CX-5 thế hệ mới tăng đồng loạt 20 triệu đồng và hãng cũng đã thông báo ngừng nhận đặt hàng phiên bản CX-5 2.5L FWD với khách muốn nhận xe trước Tết Nguyên đán vì không thể kịp đáp ứng. Còn với 2 phiên bản còn lại, người tiêu dùng vẫn có thể đặt cọc bình thường và xe sẽ được giao trước Tết. 

Với thương hiệu Kia, hầu hết các xe được giữ nguyên giá, duy chỉ có Kia Cerato bản số sàn thấp nhất được điều chỉnh tăng 6 triệu đồng từ 519-525 triệu đồng.

Ô tô nhập dưới 9 chỗ "tắc đường" về, xe lắp ráp tranh thủ tăng giá a4

Khách hàng muốn có xe ngay phải chi thêm tiền

Ngoài ra, Hyundai Thành Công cũng đã thông báo lùi lịch giao xe cho khách hàng dù đã đặt hàng từ năm 2017. Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn có xe ngay sẽ phải bỏ ra thêm 15 triệu đồng.

Nguyên nhân chính khiến xe lắp ráp trong nước cũng tăng giá "ùa" theo xe nhập là bởi lượng linh kiện ô tô không đủ để cung ứng. Trường Hải thì thông báo linh kiện về dường hàng không nên giá đắt, số lượng có hạn, còn Hyundai Thành Công không có linh kiện do tình trạng đình công tại Hyundai Motor Hàn Quốc.

Như vậy, người tiêu dùng Việt đang có rất ít sự lựa chọn ô tô trước thời điểm Tết nguyên đán khi xe nhập không có mà xe lắp ráp thì tăng giá. Nếu muốn được giao xe ngay thì khách hàng phải mua thêm phụ kiện với 1 số mẫu xe nhập khẩu hoặc bỏ ra thêm vài chục triệu khi mua xe lắp trong nước.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading