Tự ý đập phá ô tô đỗ trước cửa nhà mình sẽ đối diện với mức phạt nào?

Thị trường ô tô | 02/08/2022

Tự ý đập phá, tạt sơn ô tô người khác đỗ trước cửa nhà mình là hành vi dễ cuốn người dân vào vòng lao lý.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Mới đây, Công an TP. Thủ Đức (TP.HCM) đã ra quyết định bắt giữ khẩn cấp ông Huỳnh Phước Thọ (41 tuổi, trú tại địa phương) nhằm điều tra về hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác.

Box chèn khuyến mại - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

Theo biên bản lấy lời khai tại cơ quan Công an, khoảng 15h chiều ngày 31/7, sau khi đi nhậu về, Thọ bắt gặp xe anh Lộc đậu ngay cửa nhà nên bất bình. Thọ vào bếp, cầm 3 thanh gỗ ra ngoài đường đập phá chiếc xe đang đậu cửa. Hậu quả là ngoại hình chiếc xe hư hỏng nặng.

Tự ý đập phá ô tô đỗ trước cửa nhà mình sẽ đối diện với mức phạt nào? 1

Tự ý đập phá ô tô đỗ trước cửa nhà mình sẽ đối diện với mức phạt nào?

Đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình. Có rất nhiều trường hợp tài xế đậu xe trước cửa nhà dân và bị "cảnh cáo" bằng nhiều biện pháp, bao gồm cả đập phá, làm xước sơn, tạt sơn, sử dụng chất bẩn để đổ lên xe.

Theo luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu ô tô người khác đỗ trước cửa nhà, gây ảnh hưởng đến việc bán hàng hoặc đi lại, việc đầu tiên mà người dân nên làm là liên lạc với chủ xe để trao đổi, nhắc nhở. Nếu chủ xe không tiếp thu, chủ nhà liên hệ với lực lượng chức năng (CSGT, Công an phường, TTGT,…) đến giải quyết vụ việc.

Xem thêm: Loạt chính sách ô tô có hiệu lực từ ngày 1/8 tài xế cần nắm, tránh bị phạt oan

Nếu hành vi đỗ xe của chủ xe không đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý. Tùy phạm vi dừng đỗ xe, chủ xe có thể bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng – 2.000.000 đồng.

Mọi hành vi tạt sơn, đập phá ô tô của người khác, ngay cả khi đậu xe trước cửa nhà mình là vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi tạt sơn, đập phá xe ô tô trước cửa nhà nếu mức thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng sẽ xử phạt theo quy định tại Nghị định 144/2021 NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy và phòng chống bạo lực gia đình.

Nếu gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên, người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 về tội "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" với mức phạt 5 triệu đồng. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên có thể bị phạt tù từ 10 - 20 năm, theo chia sẻ của luật sư Bình.

Được biết, các tuyến đường cho phép dừng, đậu xe thì tài xế có thể đậu trước nhà dân, nhà hàng, quán xá bởi lòng đường và vỉ hè là tài sản quản lý của nhà nước. Chủ nhà chỉ sở hữu hữu phần diện tích mà sổ đỏ quy định. Do đó, chủ nhà không có quyền ngăn cấm.

Nguồn ảnh: Internet

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading