Bằng lái xe hạng C lái được xe nào? 

Thị trường ô tô | 04/07/2019

Theo quy định, bằng lái xe hạng C lái được xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3,5 tấn và trên 3,5 tấn; máy kéo kéo theo rơ móc có tải trọng dưới 3,5 tấn và trên 3,5 tấn.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Bằng lái xe hạng C lái được xe nào? 

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. 

Trong đó, Khoản 5 Điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Bằng lái xe hạng C được phép lái ô tô tải, máy kéo có tải trọng dưới 3,5 tấn và trên 3,5 tấn.

Bằng lái xe hạng C được phép lái ô tô tải, máy kéo có tải trọng dưới 3,5 tấn và trên 3,5 tấn

Như vậy, người có bằng lái xe hạng C lái được xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng trên 3,5 tấn và máy kéo kéo theo rơ móc có sức tải trên 3,5 tấn. Ngoài ra, tài xế có bằng lái hạng C còn được phép điều khiển các loại xe hạng B1, B2 như xe ô tô con, xe du lịch chở người có đến 9 chỗ ngồi, xe tải và máy kéo kéo theo rơ móc có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Thời hạn đào tạo bằng lái xe hạng C

Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời gian đào tạo lái xe hạng C như sau:

1. Thời gian đào tạo

c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).

Trong trường hợp người có bằng lái hạng C muốn nâng lên hạng cao hơn thì các chuyên gia tư vấn ô tô khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin, căn cứ theo quy định của Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

1. Thời gian đào tạo

d) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

g) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).

Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C

Theo Oto.com.vn, Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau :

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading