Cách xử lý sau va chạm giao thông nhưng một bên bất hợp tác

Thị trường ô tô | 15/12/2019

Việc tìm hiểu trình tự xử lý sau va chạm giao thông sẽ giúp bạn tránh được kiện tụng. Có phương án bồi thường hoặc được bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông trên đường.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Một độc giả gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn pháp luật giao thông của Oto.com.vn với nội dung như sau:"Tôi đang đi trên đường về gặp một tài xế đi ngược chiều rồi đột ngột chuyển hướng  đột ngột nên xảy ra tai nạn. Sau cú va chạm, tài xế bên kia bị thương nhẹ và đến bệnh viện điều trị nhưng không đứng ra giải quyết thỏa thuận. Sau đó, phía CAGT thụ lý vụ án để giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được vì bên kia không đến. Vậy tôi phải làm thế nào?"

Điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu cơ sở người tài xế kia đang điều trị và hỏi xem tình hình. Nếu đã xuất viện bạn nên xin thông tin có xác nhận của cơ sở y tế đó. Sau đó gửi kèm văn bản đến cơ quan công an nơi mà đang thụ lý vụ án để giải quyết dứt điểm vụ việc.

Trường hợp người bị thương muốn gây khó khăn cho bạn như cố tình kéo dài thêm thời gian ở viện, bạn nên xin thông tin của cơ sở y tế về tình hình của bệnh nhân kia có đóng dấu mộc. Nếu người kia bị nặng thì bạn phải chờ lâu hơn. 

1. Quy trình giải quyết sau va chạm giao thông: 

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 05/01/2007, có hiệu lực ngày 12/02/2007 của Bộ Công An ban hành Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, Khoản 1, Điều 10 và Điều 17 của Quy trình này quy định như sau:

tai nạn giao thôngz

Tai nạn giao thông (ảnh Internet)

Điều 10. Tạm giữ phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan

1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Xử lý hành chính vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông

1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, kết luận nguyên nhân của vụ tai nạn và xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn, hình thức giải quyết. Cho các bên liên quan phát biểu ý kiến của họ. Mọi ý kiến đều được ghi vào biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông và có chữ ký của các bên liên quan đến tai nạn giao thông.

2. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định hoặc đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Sau khi cá nhân bị xử phạt thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cán bộ thụ lý lập biên bản trả lại phương tiện giao thông (nếu phương tiện còn đang bị tạm giữ), đồ vật và các giấy tờ đã tạm giữ cho người bị xử phạt; thu biên lai tiền phạt ghim vào góc bên trái quyết định xử phạt, lưu trong hồ sơ vụ tai nạn giao thông.

4. Giải quyết việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại giữa các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông khi các bên có yêu cầu đòi bồi thường:

- Trường hợp các bên liên quan tự thương lượng thỏa thuận khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại thì phải có bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức và hình thức bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan. Thỏa thuận bồi thường thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ khi xem xét ra quyết định xử lý hành chính;

- Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận thương lượng được với nhau thì Cảnh sát giao thông có trách nhiệm hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án để giải quyết theo thủ tục dân sự.

2. Kết luận

Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu có dấu hiệu tội phạm thì chiếc xe sẽ là vật chứng của vụ án. Nếu không vi phạm thì sẽ được trả lại ngay hoặc áp dụng xử phạt theo pháp lệnh vi phạm hành chính. 

Về việc tạm giữ phương tiện: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tạm giữ, người đưa ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật và phương tiện bị xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không nếu không áp dụng hình phạt tịch thu. 

Nếu thời hạn thụ lý vụ án quá lâu thì bạn có thể đến cơ quan Công an nơi thụ lý vụ án để làm đơn thúc đẩy tiến trình của vụ án.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading