Cảnh sát trật tự có được phép dừng xe, xử phạt ô tô vi phạm?

Thị trường ô tô | 16/08/2019

Ngoài cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự cũng có quyền yêu cầu các phương tiện vi phạm dừng xe và xử phạt trong một số trường hợp.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không? 1a

Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không?

Tin tức pháp luật xe ô tô cho biết, ngoài cảnh sát giao thông còn có công an phường, cảnh sát trật tự,… cũng có quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra và xử phạt nếu vi phạm trong một số trường hợp. Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP đã quy định rất rõ về quyền và nhiệm vụ của cảnh sát trật tự khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường cụ thể như sau:

  • Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của cảnh sát giao thông đường bộ và theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
  • Thống kê báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch đã được phê duyệt.

 Cảnh sát trật tự được phép xử phạt xe ô tô vi phạm đối với những lỗi nào?

Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không? 2a

Quy định tại khoản 3 Điều 70 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cảnh sát trật tự được phép xử phạt hành chính tài xế lái xe ô tô vi phạm Luật Giao thông đối với những lỗi sau:

  • Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • Dừng, đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;
  • Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ
  • Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Có thể bạn quan tâm: 

 (Nguồn ảnh: Internet)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading