Trọng tải là gì? Mức phạt vượt trọng tải

Thị trường ô tô | 30/03/2020

Người sử dụng ô tô đã quá quen thuộc với các từ: Trọng tải, trọng tải thiết kế, xe có trọng tải dưới 5 tấn, trọng tải sau cải tạo, vượt trọng tải,… nhưng các khái niệm này vẫn khiến chúng ta hiểu mơ hồ.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trọng tải. Không ít người đánh đồng khái niệm trọng tải và tải trọng. Các chuyên gia tư vấn pháp luật xe ô tô cho biết, đây là hai khái niệm khác biệt và có những dấu hiệu để phân biệt giữa chúng.

Trọng tải là gì?

Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Thông số này thường được nhà sản xuất công bố trong tài liệu kỹ thuật xe.

Trọng tải là gì? Mức phạt vượt trọng tải 1

Trọng tải là gì? Mức phạt vượt trọng tải

Khi kiểm định, tải trọng thiết kế của xe được thể hiện trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

Phân biệt trọng tải với tải trọng

Tải trọng là lực hoặc ngẫu lực từ phía ngoài tác động lên một vật, xét riêng về khía cạnh sức bền cơ học của lực đó. Hiểu đơn giản, tải trọng là số kg hàng hóa mà xe chuyên chở.

Chẳng hạn một chiếc xe ô tô tải có trọng tải thiết kế khoảng 10 tấn và nó có thể chở tối đa 8 tấn đất, đá thì trọng tải là 10 tấn, còn tải trọng là 8 tấn (khối lượng hàng hóa chiếc xe đang chở).

Trọng tải là gì? Sự khác nhau giữa trọng tải và tải trọng a2

Tải trọng là số kg hàng hóa mà xe chuyên chở.

Căn cứ vào Điều 37, Nghị định 15 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ thì "tải trọng" là sức chứa tối đa của một chiếc xe. Đây là căn cứ để xác định chiếc xe đó có chở quá số lượng hàng hóa mà nhà nước quy định hay không. Từ đó đưa ra những biện pháp xử lý cụ thể đối với từng trường hợp.

Như vậy, tải trọng của xe chính là trọng lượng hàng hóa mà chiếc xe đang chở (không bao gồm trọng lượng người lái và phụ xe). Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, tài xế hoặc chủ xe cần phải biết rõ số lượng hàng hóa được phép chở để tránh bị xử phạt do chở quá tải.

Tải trọng được tính theo công thức sau: Tải trọng = Tổng trọng tải - Tự trọng xe - Số người ngồi trong xe.

Chẳng hạn, một chiếc xe có trọng tải khoảng 10 tấn, chở xi măng với 2 tài xế ngồi trên xe. Muốn tính tải trọng của hàng hóa thì cả người và xe sẽ vào trạm cân, sau đó lấy tổng số cân trừ cho 10 tấn (trọng tải của xe) và trừ tiếp số cân nặng của tài xế sẽ ra tải trọng của hàng hóa đang chở.

Các mức phạt vượt trọng tải:

Đối với người điều khiển xe rơ moóc và sơ mi rơ moóc chở vượt trọng tải quy định trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với xe chở vượt từ 10% - 30% (trừ xe xi-téc chở chất lỏng) và hơn 20% - 30% đối với xe xi-téc chở chất lỏng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng xe chở vượt trên 30% đến 50% và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với xe chở vượt 50% đến 100%, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

- Phạt tiền từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng đối với xe chở vượt trên 100% đến 150%, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

- Phạt tiền từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng đối với xe chở vượt trên 150%, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng.

Nguồn ảnh: Internet

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading