Trường hợp tài xế gây tai nạn chết người mà không bị ngồi tù?

Thị trường ô tô | 02/07/2019

Khi không may gây ra tai nạn chết người nhưng tài xế điều khiển phương tiện đi đúng luật giao thông đường bộ thì sẽ không bị phạt tù mà chỉ phải bồi thường cho người bị nạn.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Theo ghi nhận của Oto.com.vn, tình hình giao thông tại Việt Nam ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn dẫn đến chết người do các tài xế lái xe không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ. Trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ mới sửa đổi bổ sung năm 2018 cũng đã quy định rất rõ trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc giao thông, giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Trường hợp tài xế gây tai nạn chết người mà không bị ngồi tù? 1a

Tài xế gây tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Do đó, các trường hợp coi thường pháp luật, gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, có thể dẫn tới chết người cần phải được xử lý nghiêm. Tin tức pháp luật xe ô tô cho biết, mức độ xử phạt đối với người tham gia giao thông gây tai nạn sẽ truy cứu theo Bộ luật Hình sự 2015 mới sửa đổi, bổ sung năm 2017. 

Cụ thể, người tham gia giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt tù cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến 15 năm đối với các trường hợp sau:

  • Làm chết người;
  • Gây tổn hại sức khỏe, thương tích của 01 người với tỷ lệ 61% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

Căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi, người nào phạm tội này có thể bị phạt cao nhất lên đến 15 năm tù nếu:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 03 người trở lên với tổng tỷ lệ là 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên;

Trường hợp tài xế gây tai nạn chết người mà không bị ngồi tù? 2a

Trường hợp tài xế gây tai nạn chết người mà không bị ngồi tù?

Tuy nhiên, mức xử phạt trên chỉ được áp khi người điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về an toàn giao thông và gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Còn một  số trường hợp tài xế đó chỉ góp phần gây nên hậu quả chết người nhưng không vi phạm luật giao thông, cụ thể là đi đúng làn đường, tốc độ,… thì sẽ không bị phạt tù mà chỉ tiến hành bồi thường cho người bị nạn. 

♦ Khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông được xác định như sau:

♦ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường nhưng hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường. Người gây ra thiệt hại sẽ không phải bồi thường phần thiệt hại do người bị thiệt hại gây ra.

♦ Các bên có thể thỏa thuận về: Mức, hình thức, phương thức bồi thường, …

♦ Các loại thiệt hại được đền bù nếu gây ra tai nạn chết người gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận...

Như vậy, không phải trường hợp nào gây tai nạn giao thông tài xế cũng bị xử phạt tù ở mức án cao nhất mà còn tuỳ thuộc vào tính đúng/sai khi lái xe và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại như thế nào,… Nếu người điều khiển phương tiện tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ mà xảy ra tai nạn giao thông và để lại hậu quả nghiêm trọng cho đối phương thì chỉ cần bồi thường cho người bị nạn và không phải ngồi tù.

Có thể bạn quan tâm:

 (Nguồn ảnh: Internet)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading