Chế độ Limp Mode là gì mà khiến các chủ xe phải cẩn trọng và đặc biệt chú ý
Limp mode (Engine Failsafe Mode) là chế độ được thiết lập cho cả động cơ và hộp số để đảm bảo an toàn và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Chế độ Limp Mode có nhiều tên gọi khác như chế độ Limp Home Mode hay Engine Failsafe Mode là chế độ tự bảo vệ được lập trình trên hầu hết các loại xe hiện nay. Chế độ này được kích hoạt khi hệ thống máy tính trên xe phát hiện ra những điều bất thường từ hệ thống cảm biến hoặc các bộ phận cơ khí khỏi những sự cố nghiêm trọng.
Nếu chế độ này bất ngờ bị kích hoạt, có nghĩa nó đang thông báo cho tài xế biết chiếc xe đã vấn đề với hệ thống cảm biến và bạn cần giải quyết vấn đề này ngay lập tức. Khi đó, chủ xe cần mang ô tô ra gara để kiểm tra được chính xác vấn đề.
Ở chế độ Limp Mode, chiếc xe sẽ bị giảm hiệu suất đáng kể, điều này là có chủ đích để tránh làm hư hỏng cho động cơ và hệ truyền động nhưng nó vẫn cho phép xe di chuyển “chậm rãi” về nhà, hoặc tới cửa hàng sửa chữa ô tô gần nhất hay xấu hơn là chờ xe cứu hộ đến kéo về.
Các triệu chứng trên bảng táp-lô
Vấn đề | Triệu chứng | Nguyên nhân | Cách xử lý |
Ô tô rơi vào chế độ Limp Mode (Engine Failsafe Mode) | Đèn Check Engine sáng | Sự cố với hệ truyền động hoặc hộp số | Mang xe ra gara để kiểm tra |
Vòng tua máy bị giới hạn từ 2500-4000 RPM | Bộ phận kiểm soát tăng áp suất bị trục trặc | ||
Động cơ bị yếu | Các thành phần động cơ bị lỗi | ||
Hiệu suất kém | Cảm biến động cơ bị lỗi | ||
Các chức năng bị hạn chế | Các vấn đề với hệ thống dây dẫn phanh | ||
Khóa chuyển số ở D3 | Hệ thống dây trong động cơ bị lỗi |
Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng xe, 3 triệu chứng cảnh báo dưới đây là các dấu hiệu phổ biến nhất. Người dùng có thể dễ dàng phát hiện ra những thay đổi bất thường trên xe và bảng táp-lô.
Giảm tốc độ và vòng tua máy
Khi hoạt động, xe của bạn có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Chế độ Limp Mode sẽ giới hạn năng lượng đầu vào động cơ và bộ truyền động.
Vòng tua máy có thể bị giới hạn (thường dưới 3.000 vòng/phút) và tốc độ lái xe thường bị giới hạn trong khoảng từ 55 - 75 km/h, khiến cho tài xế không thể lái ở tốc độ cao và bị giới hạn khi chuyển lên số D3.
Hiệu suất kém
Việc tăng tốc sẽ diễn ra chậm chạp, xe còn có thể gặp phải hiện tượng rung lắc hoặc bị bỏ máy. Trên xe số tự động, hộp số sẽ tự động sang số hoặc không cho phép chuyển sang số D3 hoặc không thể sang số.
Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!
Đèn Check Engine sáng
Đèn Check Engine sẽ nhấp nháy liên tục và người lái có thể nhận thấy xe bị quá nóng. Trong trường hợp này, tài xế nên tấp xe ngay vào lề và để xe nguội bớt rồi mới tiếp tục di chuyển.
Có thể bạn quan tâm: Nâng cấp hiệu suất động cơ: Tưởng không dễ mà dễ không tưởng
4 nguyên nhân gây khiến xe rơi vào chế độ Limp Mode
Mức dầu truyền động thấp
Nguyên nhân đầu tiên là do mức dầu truyền động thấp (bao gồm dầu động cơ và dầu hộp số). Điều này sẽ khiến xe tự động chuyển sang chế độ Limp Mode để bảo vệ hệ thống động cơ và hộp số khỏi những hư hại nghiêm trọng.
Cảm biến gặp trục trặc
Có khá nhiều cảm biến điều khiển động cơ và hộp số. Nếu một trong các cảm biến, chẳng hạn như MAF, MAP, TPS hoặc cảm biến tốc độ đang gửi tín hiệu không thích hợp đến máy tính, chế độ Limp Mode có thể kích hoạt.
Hệ thống dây điện bị hư hỏng
Hệ thống dây điện bị hỏng hoặc đứt cũng có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn. Dây điện có thể bị hỏng do nhiệt, va đập hoặc thậm chí axit pin rò rỉ vào. Một dây điện bị hỏng sẽ không thể gửi tín hiệu điện thích hợp, khiến máy tính nghĩ rằng bộ phận đó đã bị lỗi.
Lỗi ly hợp hoặc hộp số
Ly hợp hoặc hộp số bị lỗi hoặc hỏng cũng có thể khiến xe rơi vào chế độ Limp Mode. Các liên kết không chính xác hoặc điện từ kém cũng dẫn đến hiện tượng trên.
Cách bỏ qua chế độ Limp Mode
Nếu xe bị rơi vào chế độ Limp Mode, điều đầu tiên cần làm là tìm một vị trí an toàn để tấp xe vào. Sau đó, tài xế có thể thực hiện một số thao tác để thử và thiết lập lại máy tính của xe.
Tắt động cơ và khởi động lại
Bước đầu tiên là nhấn phanh và dừng lại ở điểm an toàn. Để động cơ nguội trong khoảng 5 phút để hệ thống máy tính trên xe có thiết lập lại. Sau đó, tài xế có thể khởi động lại và xem xe đã về tình trạng cũ chưa?
Ngắt kế nối ắc quy
Khi ngắt kết nối của ắc quy, tốt nhất là rút cáp ắc quy ra ít nhất từ 15-20 giây. Điều này sẽ làm tiêu hao hết năng lượng còn lại từ máy tính và khiến máy tính quên bất kỳ mã nào có thể được lưu trữ. Xóa mã bằng máy quét OBD2 sẽ đạt được kết quả tương tự, nhanh hơn và an toàn hơn.
Kiểm tra và nạp đầy dầu truyền động
Cuối cùng là kiểm tra dầu truyền động, tài xế nhớ kiểm tra dầu truyền động trên mặt phẳng. Nếu nó thấp, đây rất có thể là nguyên nhân. Điều chỉnh dầu truyền động với các thông số kỹ thuật thích hợp, và lưu ý đến màu sắc và mùi. Dầu truyền động bị bẩn hoặc bị cháy cũng có thể gây ra các vấn đề.
Xem thêm: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết
(Nguồn ảnh: Internet)
