Giải thích các thuật ngữ về xe lắp ráp, xe nhập khẩu

Thị trường ô tô | 17/08/2020

Hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành xuất, nhập khẩu ô tô giúp hiểu được khó khăn trong việc sản xuất ô tô tại Việt Nam.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Các thuật ngữ chuyên ngành xuất-nhập khẩu ô tô 

CKD (Completely Knocked Down): Nghĩa là xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu (completely). Ở trường hợp này, hãng xe (có nhà máy ở Việt Nam) đã nhập khẩu toàn bộ linh kiện sau đó gia công, lắp ráp thành chiếc xe hoàn chỉnh.

SKD (Semi-Knocked Down): Xe lắp ráp trong nước có một số linh kiện đã được nội địa hoá .

CBU (Completely Built-Up): Xe được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài và nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam. Ví dụ BMW, Audi không có nhà máy ở Việt Nam nên chỉ kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc.

IKD - Incompletely Knocked Down là lắp ráp từ bộ linh kiện không hoàn chỉnh, tức một phần linh kiện nhập khẩu, một phần được cung cấp nội địa

FBU (Fully Built Up): Giống nghĩa với CBU nhưng rất hiếm khi thấy sử dụng từ này.

Sự khác biệt giữa xe CBU và xe CKD

Khác biệt rõ ràng nhất giữa hai loại xe này là thuế. Thuế nhập khẩu của xe nguyên chiếc sẽ cao hơn xe lắp ráp trong nước, do vậy khiến giá xe sẽ cao hơn. Ngoài ra, chúng cũng có sự khác biệt về option của nội/ngoại thất, xe CKD có thể sẽ được tùy chỉnh thêm, bớt một số "đồ chơi" cho phù hợp với thị trường trong nước.

VinFast là mẫu xe CKD được lắp ráp tại Việt Nam 100%.

VinFast là mẫu xe CKD được lắp ráp tại Việt Nam 100%.

Xét về mặt lợi ích, chính phủ áp thuế cao đối với các xe CBU nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất xe CKD. Điều này là hợp lý vì CBU không tạo ra nhiều lợi ích và cơ hội việc làm. Trái lại, xe CKD là xe được ráp trong được, nó sẽ gián tiếp khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, cộng thêm các cơ hội kinh doanh và việc làm được mở ra cho người dân. 

Ví dụ, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho các xe được lắp ráp và sản xuất trong nước thời gian qua cũng  là chính sách thiết thực không chỉ giúp ngành công nghiệp ô tô vượt qua giai đoạn khó khăn mà tạo động lực giúp các nhà sản xuất tăng tỷ lệ nội địa hóa, hoặc chuyển từ hình thức xe nhập khẩu sang xe lắp ráp 100% tại Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm: 5 thương hiệu ô tô có khách hàng trung thành nhất năm 2020

Dưới đây chúng ta sẽ phân biệt 3 yếu tố khác biệt chính giữa 2 loại xe này.

Chênh lệch về giá 

Điểm khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất giữa 2 loại xe này là giá cả. Vì chịu mức thuế cao hơn xe nhập khẩu theo hình thức CBU sẽ có giá cao hơn xe CKD. Hiện nay, mức thuế áp dụng cho xe CBU là 70-80%. Thế nhưng, đây chỉ là tầng thuế đầu tiên mà các xe nhập khẩu nguyên chiếc phải chịu. Các xe CBU sẽ phải gánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất từ 45-60%. Và cuối cùng là thuế VAT.

Trên thực tế, các xe CBU sẽ không bị áp thuế giống nhau. Ví dụ, nếu xe CBU được nhập khẩu từ ASEAN (Thái Lan, Indonesia...) sẽ nhận được ưu đãi nhiều hơn so với các nước thuộc WTO. Từ năm 2018, mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc xe mức 0% sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN 2018-2022 có hiệu lực. Như vậy, đối với các xe được nhập khẩu từ ASEAN, thì một chiếc xe CBU sẽ rẻ hơn xe CKD, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. 

Chênh lệch về chất lượng 

Hiện nay, vấn đề này vẫn được tranh luận sôi nổi trên khắp diễn đàn. Chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa xe CBU và CKD, như về tay nghề, độ hoàn thiện, tiêu chuẩn áp dụng...

Theo kinh nghiệm mua bán xe, nhiều người Việt vẫn có tâm lý là ưa chuộng các xe nhập khẩu CBU hơn xe lắp ráp CKD trong nước. Điều này không có nghĩa là "sính ngoại" mà thực chất, xe nhập khẩu có chất lượng tốt hơn hẳn so với xe lắp ráp. 

Cụ thể, nguyên nhân đầu tiên đó chính là dây chuyền công nghệ hiện đại, thợ tay nghề cao, tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, toàn bộ quy trình lắp ráp đều được thực hiện bằng robot, đảm bảo độ chính xác cao hơn. Do vậy, chúng có tiêu chuẩn cao và khắt khe hơn. 

Nguyên nhân thứ hai, nhiều trang bị tiện nghi và an toàn hơn. Các mẫu xe nhập khẩu được trang bị nhiều tính năng an toàn hơn, đã được chứng nhận và kiểm định chất lượng nên mang đến trải nghiệm thú vị và an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, xe nhập khẩu cũng được đánh giá cao ở cảm giác lái và khả năng cách âm. 

Nguyên nhân thứ ba, sang trọng, hiện đại, nhiều option và màu sắc đa dạng hơn. 

Không có sự khác biệt quá lớn giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu.

Nhiều người tin rằng xe nhập có chất lượng tốt hơn xe nội.

Xem thêm: Muôn kiểu chơi xe Lexus LX570 của đại gia Việt, có cả bầu trời sao Rolls-Royce

Thời gian có mặt trên thị trường

Các xe CBU thường sớm có mặt sớm trên thị trường do trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đều nằm ở nước ngoài. Trong khi đó, các xe lắp ráp trong nước (CKD) sẽ xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn, thường sau khoảng 1 năm. 

(Nguồn ảnh: Internet)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading