Những động cơ hút khí tự nhiên tốt nhất trong lịch sử

Thị trường ô tô | 30/10/2019

Những động cơ dưới đây có thể vận hành cực kỳ tốt mà không cần các bộ tăng áp hay siêu nạp có mặt nhan nhản trên thị trường.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Động cơ hút khí tự nhiên tốt nhất trong lịch sử.

Khi BMW ra mắt mẫu Turbo 2002 vào cuối năm 1973, giữa thời kỳ khủng hoảng nhiên liệu thì tất cả mọi người đều nghĩ đây là hành động điên rồ. Sau một vài năm được sử dụng, thì có một câu châm ngôn kinh điển đó là “there’s no replacement for displacement” (động cơ càng lớn thì càng khỏe) được coi như là đúng với ít nhất một vài nhà sản xuất xe. Tuy nhiên, những quy định về ô nhiễm nghiêm ngặt và nhu cầu về hiệu năng ngày càng tăng đã thúc đẩy những nhà sản xuất xe sử dụng động cơ tăng áp rộng rãi hơn và động cơ hút khí tự nhiên dần dần mất đi vị thế của mình. Ngày nay, một công ty lớn như BMW thậm chí còn không cung cấp động cơ hút khí tự nhiên cho tất cả những mẫu xe của họ.

Động cơ hút khí tự nhiên sẽ không biến mất trong một vài năm tới nhưng rõ ràng là mức hiệu năng được tạo ra bởi động cơ hút khí tự nhiên đơn giản là không thể sánh được với động cơ tăng áp và siêu nạp. Ngoài ra, động cơ sử dụng tăng áp cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn do có dung tích nhỏ hơn và thân thiện hơn với môi trường. Trong khi chúng ta đều thích động cơ tăng áp và siêu nạp thì hãy cứ đi một vòng nhìn lại những động cơ hút khí tự nhiên tốt nhất trong lịch sử khi mà ngày càng ít những nhà sản xuất chọn sử dụng động cơ này cho xe của họ.

BMW S70/2 V12 – McLaren F1

BMW S70/2 V12 – McLaren F1.

Động cơ này được sử dụng ở mẫu xe đường thường hiện đại đầu tiên và mẫu xe all-road nhanh nhất của McLaren cho đến khi chiếc Veyron ngông cuồng nhưng sang trọng của Bugatti xuất hiện – một chiếc xe tồn tại đơn giản là vì Ferdinand Fiech muốn nó tồn tại. Tương tự như vậy, McLaren F1 là đứa con đẻ của một giám đốc kỹ thuật đương thời của McLaren – Gordon Murray.

Cuối cùng BMW là nhà sản xuất được chọn, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của ông Paul Rosche, động cơ S70/2 V12 phi thường đã ra đời. Với dung tích là 6,1L thì động cơ này không có liên quan gì đến động cơ S70B56 V12 5,6L của BMW đang được sử dụng trên chiếc 850 CSi bởi vì đây chỉ là động cơ V12 được sản xuất bởi BMW với bốn van trên một xi lanh. Động cơ V12 này cũng là động cơ duy nhất được đặt trong một hộp động cơ được nối bằng vàng ròng để tỏa nhiệt. Quả thực, thông số của động cơ cũng rất “vàng”: 618 mã lực tại 7.500 vòng/phút, momen xoắn cực đại là 616Nm tại 4.000 vòng/phút, đủ để tăng tốc F1 từ 0-100km/h trong vòng 3,2 giây.

Honda F20C bốn xi lanh thẳng hàng – Honda S2000

Honda F20C bốn xi lanh thẳng hàng – Honda S2000.

Trong khi tìm kiếm những động cơ ấn tượng để đưa vào danh sách này thì chúng tôi đã nghĩ đến động cơ V12 được thiết kế bởi Mercedes-AMG được sử dụng trong tất cả những mẫu Zondas được xây dựng bởi Pagani trong gần hai thập kỷ. Trong khi động cơ này được phát triển rộng khắp và trong phiên bản động cơ ồn nhất của Pagani thì nó có thể đạt đến 750 mã lực, chúng tôi đã nghĩ là mình nên thay bằng một động cơ nào đó có thông số mã lực/lít tương tự: đó là động cơ 2,0L F20C của Honda được sử dụng ở Honda S2000.

Với 123 mã lực/lít, mẫu S2000 có công suất riêng cao nhất trong số tất cả những động cơ hút khí tự nhiên vào thời điểm ra mắt và vẫn còn ghi dấu ấn đến tận ngày nay – tức là 20 năm sau. Với thanh nối Titan, thành xi lanh bằng bạc và ba thời điểm mở van khác nhau, những chất liệu đắt đỏ đã giúp vòng tua chạm được đến vạch đỏ 8.900 vòng/phút (giống như một trong những động cơ F1 của Honda) và thậm chí còn đáng tin cậy hơn khi đã đưa S2000 đứng đầu bảng trong bài “Nghiên cứu Độ đáng tin cậy của Xe Ô tô” của J.D.Power trong phân khúc “Xe Thể thao Cao cấp” trong ba điều kiện khác nhau.

Lexus 1LR-GUE 4,8L V10 – Lexus LFA

Lexus 1LR-GUE 4,8L V10 – Lexus LFA.

Lexus LFA là định nghĩa của một chiếc xe lộng lẫy. Được cho phép sản xuất bởi Akio Toyoda để chứng tỏ rằng Lexus có thể tạo ra được những mẫu xe gây ấn tượng mạnh mẽ, cực kỳ thú vị, và không chỉ là những mẫu sedan và SUV hạng sang vô hồn và nhàm chán cho dân kế toán. Sau một giai đoạn thai nghén được kéo dài quá lâu, kết quả cuối cùng đã không được như kỳ vọng của những chuyên gia xe hơi – những người chê bai về khối lượng và hộp số kém lý tưởng của mẫu xe này. Nhưng không có ai dám thử và chê trách động cơ.

Phòng âm nhạc của Yamaha đã được ký hợp đồng để phát triển động cơ hút khí của mẫu xe này với miêu tả của những kỹ sư xây dựng lên nó là “tiếng gầm của thiên thần”. Jeremy Clarkson vừa mới cam đoan rằng LFA vẫn là một một chiếc xe tốt nhất mà ông từng lái “bởi vì tiếng động cơ mà nó tạo ra”, thêm vào bản nhạc nền của mẫu siêu xe này là “tiếng ù ù sắc sảo”.

Porsche Mezger 4,0L sáu xi lanh nằm ngang – Porshe 911 997.2 GT RS 4.0

Porche Mezger 4,0L sáu xi lanh nằm ngang – Porshe 911 997.2 GT RS 4.0.

Hans Mezger đã tạo ra nhiều động cơ cho Porsche trong nhiều năm, nhưng trong thời điểm hiện tại khi những người yêu thích Porsche nói đến động cơ Mezger thì luôn luôn nhắc đến động cơ M96/72 được sử dụng trong mẫu 911 GT3 thế hệ 996 và 997. Động cơ này ban đầu sử dụng cho xe thể thao đã được thiết kế lại cho chiếc xe đua 911 GT1 từ giữa đến cuối những năm 1990, đạt đỉnh cao với chiếc 911 997.2 GT3 RS 4.0. Ra mắt vào năm 2011 động cơ này đã trở thành một tác phẩm kinh điển ngay lập tức: chỉ có tất cả 600 bản được sản xuất.

Khối động cơ bắt nguồn từ GT1 có thiết kế đường dầu nhớt khác nhau giúp đảm bảo trục IMS luôn luôn được bôi trơn – động cơ M96 và M97 đã từng trải qua giai đoạn bị hỏng trục vì bôi trơn không đủ. Rất nhiều người nghĩ 911 997.2 GT3 RS 4.0 là động cơ GT3 tốt nhất. Vấn đề duy nhất đó là nếu như không có ít nhất nửa triệu đô thì đừng hòng mà mua được mẫu 4.0 này.

Ford Flathead V8 – Ford V8

Ford Flathead V8 – Ford V8.

Chúng ta không thể nói đến động cơ hút khí tự nhiên hiện đại mà không nhìn lại một động cơ mà thực sự đã làm chấn động vào những ngày đầu – một thời điểm mà xe hiệu suất cao còn chưa được phổ biến. Điều này đã thay đổi hoàn toàn vào năm 1932 khi Ford giới thiệu động cơ V8 trục đẩy đầu phẳng trong xe bình dân (động cơ với xi lanh xếp thành chữ V trước đó chỉ được sử dụng trong những mẫu xe cao cấp). Động cơ này với ba trục chính hỗ trợ tay quay thay vì năm như thường lệ, một trục cam được đặt trên tay quay giống như thiết kế OHV sau này với van được đặt giữa các xi lanh.

Mặc dù vậy và quan trọng hơn là việc ra mắt ngay giữa cuộc Đại Suy thoái, Ford đã xoay xở được để tìm ra một thị trường cho mẫu V8 này và đã giành được thành công lớn: tất cả mọi người đều muốn đổi bản động cơ bốn xi lanh hoặc sáu xi lanh nằm ngang của họ thành bản động cơ V8. Ban đầu, động cơ nhỏ 3,6L chỉ đạt được công suất 65 mã lực tại 3.400 vòng/phút nhưng chỉ trong hai năm thì công suất đã lên đến 85 mã lực. Vào năm 1939, động cơ đầu phẳng 3,9L 100 mã lực đã được sử dụng ở mẫu Mercury mới nhưng đến cuối Thế Chiến thứ hai thì đây lại là động cơ bình thường trong những mẫu xe của Ford. Trên thực tế, nhiều người cho rằng động cơ V8 của Ford cơ bản đã thay đổi hoàn toàn cục diện khi mà những động cơ mạnh mẽ trở nên có sẵn với giá rẻ hơn và mọi người đã có thể nâng cấp xe của mình với chi phí rẻ hơn trước.

Ferrari Colombo Tipo 168/62 V12 – Ferrari 250 GTO

Ferrari Colombo Tipo 168/62 V12 – Ferrari 250 GTO.

Enzo Ferrari từng nói rằng khí động lực học chỉ dành cho những người không thể xây dựng được những động cơ xuất sắc và quả thực động cơ Colombo V12 đã làm nên Ferrari. Chắc chắn là thương hiệu Prancing Horses của những năm 1950 và 1960 cũng dựa trên động cơ thẳng hàng nhưng đây là động cơ V12 của Gioacchino Colombo – động cơ đã đánh gục tất cả cùng với mẫu Ferrari 125S – vận hành bằng một phiên bản nhỏ nhất của động cơ V12 60 độ của Colombo. Động cơ này tạo ra công suất chỉ 116 mã lực nhưng đã giúp cho mẫu xe đầu tiên của Ferrari sáu lần giành chiến thắng trên đường đua chỉ trong năm 1947. Sau đó động cơ 125S lớn hơn được sử dụng trong mẫu 166, 195 và 212, với cùng hành trình piston là 58,8mm nhưng có đường kính xi lanh khác nhau. Công suất dao động từ 104 và 163 mã lực dựa trên dung tích xi lanh, tỷ lệ nén, số lượng và loại bộ chế hòa khí.

Động cơ này có đường kính xi lanh là 73mm với hành trình xi lanh không đổi là 58,8mm dành cho loại dung tích xi lanh là 3,0L. Được biết đến với cái tên Tipo 168/62 V12, động cơ của 250 GTO đã chứng tỏ được bản thân mình khi so sánh với động cơ của 250 Testa Rossa – một mẫu xe đã trải qua những thay đổi thừa thãi giữa năm 1958 vào 1961 để cuối cùng trở thành một mẫu xe thể thao động cơ đặt giữa. Động cơ này là động cơ bơm khô, nạp nhiên liệu bằng sáu bộ chế hòa khí 38DCN Weber với tỷ lệ nén là 9,7:1, công suất 296 mã lực tại 7.500 vòng/phút. Những con số này không có vẻ gì là quá cao cho một động cơ Ferrari hút khí tự nhiên nhưng khó có thể tìm được động cơ nào tốt hơn trong một loạt những mẫu xe thể thao những năm 1960. Động cơ này còn giúp 250GTO và rất nhiều những mẫu 250 khác giành được vô số chiến thắng. Hơn nữa thiết kế của Colombo dù được cải tiến bởi người thay thế của ông tại Ferrari – Aurelio Lampredi – nhưng vẫn được sử dụng cho đến tận cuối những năm 1980.

CHEVROLET LS1 V-8 - CHEVROLET CORVETTE C5

CHEVROLET LS1 V-8 - CHEVROLET CORVETTE C5.

Trước khi cười nhạo về việc tại sao LS1 V8 lại được đưa vào danh sách này thì chúng ta cần phải xem xét 1 số việc. Các loại động cơ LS của GM, đặc biệt là vào thời gian đầu thì rẻ hơn và dễ mua hơn. Quả thực là chúng có ở mọi nơi và gần như như bất kỳ ai muốn biến chiếc xe của mình trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách đổi động cơ mới thì có xu hướng chọn động cơ LS vì có kích thước khá nhỏ và có thể lắp bằng các linh kiện có sẵn của bên thứ ba.

Động cơ này ra mắt vào năm 1997 trên chiếc Corvette C5 với công suất đạt 345 mã lực tại 5.600 vòng/phút và 474 Nm tại 4.400 vòng/phút. Công suất tăng lên 350 mã lực vào năm 2001. LS1 là động cơ đầu tiên có thiết kế Y-block, có nghĩa là có sáu đầu bu lông chính trên tay quay để thêm độ cứng cáp. Vỏ được làm từ hợp kim và có đường kính xi lanh nhỏ hơn và hành trình piston ngắn hơn tạo thành một khối. Thực sự rất khó để đánh bại LS1 khi mà muốn cường hóa hiệu năng của xe nhưng kinh tế hạn hẹp.

BMW S14B25 bốn xi lanh thẳng hàng – BMW M3 E30 Sport Evo

BMW S14B25 bốn xi lanh thẳng hàng – BMW M3 E30 Sport Evo.

Câu chuyện về BMW 3 Series bắt đầu với thế hệ E30 vào năm 1982. Vào thời điểm đó BMW đang tham gia cuộc đua Group A (xe đua dáng sedan tại Giải Vô địch Xe Đua châu Âu và những giải đua trong nước khác có cùng luật) với mẫu xe bốn cửa 528i dù có tính cạnh tranh nhưng xem ra không phù hợp với việc đua xe. Do đó vào năm 1983, mẫu xe đua 5 Series được thay thế bởi chiếc 635 CSi mạnh mẽ chạy bằng động cơ sáu xi lanh thẳng hàng M30B34 3,5L. Chiếc 6 Series Group A đã chứng tỏ mình là một chiếc xe có khả năng bứt tốc mạnh mẽ và đã thắng giải ETCC trong lần tham gia đầu tiên và một lần nữa trong lần tham gia cuối cùng.

Về nguồn gốc của phiên bản Sport Evolution thì đến năm 1990, sự cạnh tranh trong ETCC trở nên dữ dội hơn và BMW nhận ra rằng chiếc M3 của mình (với động cơ Evo 2) khó có thể theo kịp được với những mẫu xe cùng phân khúc chứ đừng nói đến giành chiến thắng chung cuộc.Để xoay chuyển tình thế thì BMW đã tung ra mẫu M3 Evo 3 và sau đó là sản xuất 600 bản đường thường M3 được biết đến là Sport Evolution. M3 chạy bằng phiên bản động cơ 2,5L của mẫu S14 công suất 235 mã lực. Điều mà làm cho động cơ này trở nên đặc biệt là nó có thể đạt tốc độ quay đến 7.500 vòng/phút. Về cơ bản thì không có gì đáng nói cho đến khoảng 5.000 vòng/phút khi động cơ bắt đầu ầm ỹ hơn và khi đó xe cứ tiếp tục tăng tốc, thúc đẩy người lái tiếp tục nhấn chân ga sâu hơn. Chắc chắn là 235 mã lực không là gì so với ngày nay nhưng trải nghiệm đến từ khối động cơ này vẫn rất thú vị và thậm chí có thể vượt trội cả ở những chiếc siêu xe 600 mã lực trở lên.

NHỮNG ĐỘNG CƠ ẤN TƯỢNG KHÔNG KÉM KHÁC

Mercedes-AMG V8 M159 6,2L – Mercedes-Benz AMG SLS Black Series

Mercedes-AMG V8 M159 6,2L – Mercedes-Benz AMG SLS Black Series.

Không lâu trước đây, hầu hết những mẫu xe được độ bởi AMG đều chạy động cơ V8 M156 6,2L. Các mẫu xe S63, E63, SL63, CLS63 và CL63 đều sở hữu động cơ khủng này với công suất đạt 518 mã lực và momen xoắn cực đại là 630Nm. Đây là minh chứng của một thiết kế linh hoạt và thông minh lần đầu tiên được phát triển hoàn toàn bởi AMG mà không có bất kỳ liên quan nào đến những động cơ có sẵn của Mercedes-Benz. Động cơ M156 lần đầu ra mắt vào 12 năm trước trong chiếc CLK63 AMG nhưng sáu năm sau động cơ này đã đạt lên đến đỉnh cao của sự phát triển: được tinh chỉnh để sử dụng trong Mercedes-Benz SLS AMG và được đặt tên là M159, động cơ có hệ thống nạp hoàn toàn mới, điều chỉnh hệ thống van và trục cam, sử dụng ống thép hình trụ giúp tối ưu hóa dòng chảy, và điều chỉnh lại hệ thống xả. Những mẫu AMG Black Series được sản xuất trước năm 2014 có công suất lên đến 622 mã lực tại 7.400 vòng/phút và 635Nm tại 5.000 vòng/phút. Động cơ này về cơ bản có ảnh hưởng lớn đến những nét riêng biệt của SLS AMG Black Series và biến nó thành một trong những con quái thú xe hơi nổi tiếng nhất, một chiếc xe cơ bắp thực sự với cửa hình cánh chim mòng biển và thân xe tận dụng tốt khí động lực học.

Ferrari V8 F136 4,5L – Ferrari 458 Speciale

Ferrari V8 F136 4,5L – Ferrari 458 Speciale.

Không thể không nhắc đến động cơ V8 hút khí tự nhiên cuối cùng được xây dựng bởi Ferrari trong danh sách này: động cơ V8 F136 4,5L ồn ào được sử dụng trong chiếc 458 Speciale. Một động cơ V8 458 tiêu chuẩn của Ý có thể đạt được công suất 562 mã lực tại 9.000 vòng/phút. Dù cho động cơ này vận hành rất mượt mà và mạnh mẽ nhưng sau đó thì Ferrari vẫn nâng cấp thêm cho Speciale 35 mã lực trong khi momen xoắn cực đại vẫn giữ nguyên ở mức 540Nm. Giới hạn vẫn ở mức 9.000 vòng/phút và điều này có nghĩa là bất kỳ ai lái một chiếc 458 Speciale qua đường hầm sẽ có được một trải nghiệm đỉnh cao.

Porsche V10 980/01 5,7L – Porsche Carrera GT

Porsche V10 980/01 5,7L – Porsche Carrera GT.

V10 980/01 cũng là một cái tên đáng được xướng lên trong danh sách này. Không phải ngày nào bạn cũng vô tình được lái một chiếc xe có động cơ bắt nguồn từ một mẫu xe chạy giải đua Le Mans. Nhưng đây chính xác là những gì mà Carrera GT sở hữu dưới nắp ca pô của mình. V10 980/01 5,7L là động cơ vỏ bằng bạc tạo ra công suất 603 mã lực và momen xoắn cực đại là 590Nm vào năm 2003. Điều đáng nhớ là nếu như bạn có cơ hội được ngồi vào trong Carrera GT, nắm lấy cái núm bằng gỗ, và khởi động xe thì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy như thể mình đang ngồi trong một chiếc lồng với một con sư tử chực chờ biến bạn thành bữa trưa vậy. Carrera GT giống như một con ngựa bất kham dù cho đã được trang bị hệ thống khí động lực học chủ động (đuôi lướt gió sẽ nâng lên khi đạt tốc độ 110km/h) hoặc phanh gốm-carbon. Tuy nhiên nếu như bạn gạt bỏ nỗi sợ hãi sang một bên và tìm được một đoạn đường đủ dài và đủ phẳng để lái chiếc xe này thì bạn sẽ tận hưởng được tiếng động cơ tuyệt vời mà không động cơ nào có thể sánh được.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading