Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và ước mơ ô tô Việt từ dự án VinFast

Thị trường ô tô | 18/09/2018

VinFast như một con rồng đang ngày một lớn mạnh trên bản đồ ô tô thế giới. Mọi ánh nhìn và sự chú ý của người trong cũng như ngoài ngành ô tô đều hướng về VinFast. Tuy vậy, thương hiệu này chỉ là một trong nhiều lĩnh vực mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư dưới cái tên VinGroup.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

7/3/2011, doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã đạt tổng giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD thời điểm đó). Đến năm 2013, ông lần đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Đồng thời, ông cũng trở thành tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam. 

tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam

Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam

Thời điểm hiện tại (tính đến cuối ngày 7/9/2018), Forbes xác định khối tài sản của ông Vượng đã lên đến 6,4 tỷ USD, tăng 49% so với 6 tháng trước đó. Đồng thời, ông Vượng cũng thuộc top 500 người giàu nhất thế giới, theo danh sách công bố của Forbes mới đây. 

Về Phạm Nhật Vượng, nhiều người biết đến cái tên này như là một đại gia trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam với tập đoàn VinGroup và cũng là người đứng sau thành công của thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam, VinFast tính đến thời thời điểm hiện tại. Thế nhưng ít ai biết rằng trước đó, ông từng khởi nghiệp với việc kinh doanh thức ăn nhanh, mở đầu là mì gói tại Ukraine. 

Từ vua mì gói xứ Ukraine đến đại gia bất động sản Việt Nam

Bước ngoặt mang đến thành công cho vị tỷ phú Việt Nam đến từ suất học bổng du học tại Matxcova (Nga) nhờ vào thành tích xuất sắc trong môn toán. Tại Matxcova, ông theo học chuyên ngành kinh tế và địa chất từ năm 1987. 

Ông khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990. Đến tháng 8/1993, ông đã có quyết định táo bạo khi vay 10.000 USD để lập thương hiệu Miniva và bắt đầu dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền. Từ 10.000 USD vay mượn của bạn bè, ông đã gây dựng nên một “đế chế” riêng cho mình tại Ukraine. Thương hiệu Miniva của ông Vượng phát triển mạnh mẽ đến nỗi người dân và chính phủ nơi đây phải vinh danh ông là “Người sáng lập thị trường thức ăn nhanh” tại Ukraine. 

Thực chất, thành công trên của ông Vượng không bắt nguồn từ một ý định chớp nhoáng. Bởi, ông đã đưa ra quyết định sau khi đánh giá Ukraine thời điểm đó khá khó khăn do mới tách khỏi Liên bang Xô Viết. Món ăn nhanh, tiêu biểu là mỳ gói xuất hiện đúng lúc sẽ là lựa chọn hữu ích của người dân và nhanh chóng trở nên phổ biến. 

mì gói của Mivina

97% người dân Ukraine đều dùng mì gói của Mivina

Mivina nổi lên như “diều gặp gió” và trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine. Năm 2004, thương hiệu Mivina ghi nhận mức tăng tưởng kỷ lục với 97% người dân Ukraine đều sử dụng món thức phẩm này.

Năm 2010, ông Vượng nhượng lại quyền kinh doanh Technocom, công ty hàng đầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh do ông Vượng thành lập hồi năm 1993, cho tập đoàn Nestle Thụy Sĩ. 

Đến năm 2015, thương hiệu Mivina cùng người đàn ông họ Phạm đã xuất hiện trở lại trên trang tin chuyên về kinh doanh Fast Salt Times. Theo đó, cuộc chiến ở miền Đông Ukraine giữa các phe phái đã đẩy người dân vào những ngày đen tối. Trong những ngày như thế, họ đã nhớ đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người đã lập ra thương hiệu mỳ ăn liền Mivina một thời ở Ukraine. 

Cùng với việc điều hành kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng còn hướng trái tim về quê hương Việt Nam với ước muốn biến Hà Nội và TPHCM thành những nơi tốt hơn cả Hồng Kông và Singapore, 2 siêu đô thị nổi tiếng trên thế giới. Những “viên gạch” đầu tiên cho ước mơ của ông bắt đầu từ việc đầu tư vào bất động sản và tham gia thị trường du lịch ở Việt Nam nhờ vào nguồn lợi nhuận từ các công ty ở Ukraine. 

VinGroup

VinGroup của ông Vượng phủ rộng khắp các lĩnh vực ở Việt Nam

Ông Vượng đã thành lập 2 công ty đầu tiên ở Việt Nam với VinPearl năm 2000 và VinGroup năm 2002. Đến năm 2007, Vingroup được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đầu năm 2012, ông cho sáp nhập VinPearl và Vincom thành tập đoàn VinGroup. Từ đây, VinGroup bước sang một trang mới, còn ông Vượng thì công khai tham vọng trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. 

Tham vọng của ông Vượng rõ ràng hơn sau khi các thương hiệu gắn liền với chữ Vin có mặt ở khắp các lĩnh vực từ trung tâm thương mại Vincom, khu đô thị cao cấp Vinhome và cả những lĩnh vực bệnh viện, trường học với Vinmec và Vinschool. 

VinFast có bước phát triển thần tốc, dù “sinh sau đẻ muộn”

Dự án VinFast bắt đầu với ước mơ và khao khát tạo ra những chiếc xe hơi riêng mang thương hiệu Việt Nam của ông Vượng. Thời điểm công bố lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô, nhiều người cho rằng đây là một quyết định liều lĩnh của đại gia bất động sản. 

Thế nhưng, cũng từ sự táo bạo trong kinh doanh khi còn khởi nghiệp bằng thức ăn nhanh mà đến nay ông Vượng đã trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam. Với VinFast, ông cũng bắt đầu với tâm thế “mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” như hồi gây dựng thương hiệu Mivina và những thương hiệu khác của VinGroup. 

Ông Vượng khởi động dự án VinFast

Ông Vượng khởi động dự án VinFast với ước mơ ô tô mang thương hiệu Việt

Ông Vượng không che giấu tham vọng của mình khi chia sẻ với Forbes: “Chúng tôi kỳ vọng xây dựng một thương hiệu ô tô Việt có thể cạnh tranh với thế giới. Chúng tôi cũng muốn phát triển một ngành công nghiệp có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam.”

Không chỉ là những lời nói suông, VinFast của ông Vượng đã từng bước được xây dựng và trở thành một “thế lực mới nổi” trong ngành ô tô thế giới, như cái cách mà truyền thông các nước đánh giá. Xây dựng khu tổ hợp sản xuất ô tô ở Hải Phòng ngay sau ngày ra mắt dự án, mua lại hoạt động của GM Việt Nam, tập hợp các nhân tài trong ngành ô tô vào dự án, hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng thế giới, ký kết hợp đồng với BMW trong việc mua bản quyền sở hữu trí tuệ,… 

Sau hơn 1 năm tuyên bố bước vào lĩnh vực xe ô tô (từ 2/9/2017), VinFast đã tạo ra những kỷ lục mới trong ngành ô tô. Thương hiệu ô tô của Việt Nam có thời gian rất ngắn để phát triển xong 2 mẫu xe sedan và SUV, nhanh gấp hàng chục lần mức trung bình của ngành ô tô hiện đại. 

VinFast được đánh giá cao

VinFast được đánh giá cao trong mắt truyền thông thế giới

Truyền thông thế giới đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho VinFast không chỉ vì thời gian phát triển ô tô ngắn mà còn dựa trên những hình ảnh ngoại thất vừa công bố gần đây. Theo đó, sedan và SUV đầu tiên của VinFast đã ra đời từ bản thiết kế của hãng thiết kế hàng đầu thế giới Pininfarina. Cả hai mẫu xe mới đều mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc bên cạnh những đường nét sang trọng và bắt mắt của thời đại. 

VinFast của ông Vượng và những cộng sự chỉ còn cách triển lãm Paris Motor Show 2018 một khoảng thời gian rất ngắn. Đây sẽ là sự kiện “chào sân” của không riêng VinFast mà còn đại diện cho cả ngành ô tô Việt Nam. 

Tin tức ô tô cho biết, thông tin tổng quát về triển lãm Paris Motor Show 2018 cùng chi tiết các hãng xe sẽ tham dự vừa mới được đăng tải. Dù chưa chính thức xuất hiện nhưng việc VinFast được đặt cạnh những cái tên danh giá của làng xe thế giới cũng đủ làm “nức lòng” người Việt. 

hoàn thành giấc mơ ô tô Việt cùng VinFast

Phạm Nhật Vượng có khả năng hoàn thành giấc mơ ô tô Việt cùng VinFast như cái cách ông đã từng gây dựng nên thương hiệu Mivina ở Ukraine

Giấc mơ ô tô Việt của tỷ phú họ Phạm sẽ còn đi xa hơn nữa và có khả năng hoàn thành dự định của Vinaxuki năm xưa khi VinFast đặt ra tham vọng trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2025.

Xem thêm:

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading