Hướng dẫn sử dụng các chế độ gài cầu trên hệ dẫn động 4 bánh (4x4, 4WD)

Kinh nghiệm lái xe | 29/06/2021

Các chế độ gài cầu 2H, 4H, 4L thường có mặt trên các xe bán tải, xe SUV, được sử dụng cho từng điều kiện vận hành.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Hiện nay, thay vì xu hướng sedan truyền thồng, nhiều người dùng đang chuyển sang hướng lựa chọn mới hơn là các dòng xe SUV và xe bán tải. Các loại xe này thường được trang bị hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) hoặc bán thời gian (4WD) hay còn được viết tắt chung là 4x4. 

Nhiều người dùng lựa chọn các phiên bản này để đi off-road vì không chỉ có các chế độ gài cầu như 2H, 4H, 4L, chúng còn được trang bị nhiều tiện nghi và các tính năng an toàn hơn. 

Ford Ranger Wildtrack.

Trước đây, chúng được bố trí trên một cần số phụ riêng, ngày nay hầu hết các dòng xe đã chuyển sang dạng núm xoay điện tử. Gài cầu tức là tài xế được phép lựa chọn chế độ 1 cầu hay 2 cầu. Một số dòng xe có chế độ gài cầu như: Toyota Fortuner, Ford Everest, Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Prado, Toyota Hilux, Mitsubishi Triton,...

Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

Khi nào nên mua xe có các chế độ gài cầu?

Núm xoay gài cầu dạng điện tử.

Theo kinh nghiệm mua bán xe ô tô, người mua nên mua các dòng xe có chế độ gài cầu nếu: 

  • Thường xuyên đi trên đường địa hình xấu như leo dốc, cát, bùn lầy, lội suối... - xe dẫn động 4 bánh sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua các điều kiện đường này hơn.
  • Xe thường xuyên tải nặng - xe dẫn động 4 bánh sẽ giúp tài xế dễ dàng điều khiển và an toàn hơn khi tải nặng nhờ tăng độ bám đường.

Dựa trên những tiêu chí trên, người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn một chiếc xe gầm cao cùng hệ dẫn động phù hợp. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng xe này là giá bán cao, tiêu hao nhiều nhiên liệu, chi phí chăm sóc bảo dưỡng tốn kém và không phù hợp để đi phố, đi đường trường. 

Có thể bạn quan tâm:

Ý nghĩa của chế độ 2H, 4H, 4L và cách sử dụng

Các chế độ gài cầu 2H, 4H, 4L thường được bố trí trên các vị trí núm xoay, các nút bấm chọn đối với xe gài cầu điện tử và cần số gài cầu. Ký hiệu các chế độ gài cầu thường là 2H-4H-4L hay 2H-4H-4HLc-4LLc. 

  • 2H- Chế độ 1 cầu nhanh để  dẫn động với 2 bánh ở tốc độ cao,  khuyến khích sử dụng trong điều kiện đường trường và đô thị. Ưu điểm là vận hành nhẹ nhàng và tiết kiệm nhiên liệu. 
  • 4H - Chế độ 2 cầu nhanh để dẫn động với 4 bánh ở tốc độ cao, thường được sử dụng trên điều kiện đường trơn, đường sỏi độ bám đường kém, đặc biệt điều kiện đường cua, dốc trơn trượt.
  • 4L - Chế độ 2 cầu chậm để dẫn động 2 bánh với tốc độ thấp, phù hợp để chạy đường rừng, lội bùn, lội sông. 
  • 4HLc - Hai cầu tốc độ cao kết hợp với khóa vi sai trung tâm, phù hợp để di chuyển trên địa hình ghồ ghề, tương đối phức tạp. Chế độ 4HLc với khóa vi sai trung tâm sẽ giúp phân bổ lực kéo 50:50 giữa trục trước và trục sau, giúp xe vượt qua các địa hình phức tạp. 
  • 4LLc - Chế độ 2 cầu thấp kết hợp với khóa vi sai trung tâm, chế độ này sử dụng khi xe cần lực kéo mạnh mẽ giúp xe vượt qua những hố lầy và địa hình hiểm trở. 

Mục đích sử dụng các các chế độ 4wd.

Chuyển sang chế độ gài cầu như thế nào? 

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, tùy thuộc vào từng loại địa hình mà người lái chuyển sang chế độ gài cầu cho phù hợp, việc chuyển các chế độ cầu cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định: 

  • Chuyển chế độ từ 2H -> 4H - chuyển đổi bình thường khi xe đang chạy ở tốc độ dưới 100 km/h.
  • Chuyển chế độ từ 4H -> 2H - chuyển đổi bình thường ở mọi tốc độ.
  • Chuyển chế độ từ 2H -> L4 - Xe số tự động (dừng xe - cần số N - chuyển cầu), xe số sàn (dừng xe - đạp côn - chuyền cầu).
  • Chuyển chế độ từ 4H -> L4 (L4 -> 4H) - Xe số tự động (dừng xe - cần số N - chuyển cầu), xe số sàn (dừng xe - đạp côn - chuyền cầu).

Ngoài ra, tài xế cũng nên chỉnh áp lại áp suất lốp thêm khoảng 20% nếu đi trên các đoạn đường nhiều sỏi đá để tránh bị thủng lốp. Với những đường bùn lầy, nhiều cát thì giảm áp suất xuống còn 1,5 kg/cm2 (hoặc giảm thêm 0,6 kg/cm2 với lốp không săm, 0,4 kg/cm2 với lốp có săm) để tăng bề mặt tiếp xúc của lốp và mặt đường.

Xem thêm: So sánh 3 dòng xe MPV, SUV và CUV: Loại xe nào phù hợp cho gia đình của bạn?

(Nguồn ảnh: Internet)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading