Độc giả thế giới bình luận vụ việc VinFast 'tố' người dùng đưa thông tin sai sự thật

Thị trường ô tô | 05/05/2021

Sự việc hãng xe VinFast tố cáo người dùng đưa thông tin sai sự thật đang được nhiều trang báo và tạp chí đưa tin, dấy lên nhiều tranh cãi trái chiều.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Theo trang fanpage chính thức, hãng xe Việt Nam cho rằng Youtuber Trần Văn Hoàng đã thông tin sai sự thật về xe VinFast Lux A2.0 khi đăng video trên kênh GogoTV.

Fanpage mô tả "Từ ngày 20.4.2021 đến ngày 28.4.2021, ông Trần Văn Hoàng, chủ kênh YouTube GogoTv (hiện có 455.000 người theo dõi) đã sản xuất và đăng tải clip có nội dung không đúng sự thật về chất lượng xe VinFast Lux A2.0, gây hoang mang cho người dùng và ảnh hưởng tới uy tín của VinFast.

Hành vi sản xuất và lan truyền Youtuber Trần Văn Hoàng gây thiệt hại về uy tín và vật chất cho thương hiệu VinFast, đồng thời gây bất an cho những khách hàng khác của hãng". Mặc dù sau đó, youtuber này đã gỡ video nhưng đại diện VinFast cho biết đã lưu giữ bằng chứng và gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an. 

VinFast nói rằng nếu họ sẽ làm tương tự kể cả khi làm bán xe ở Mỹ.

VinFast nói rằng nếu họ sẽ làm tương tự ngay cả khi làm bán xe ở Mỹ.

Sự kiện này đang được nhiều tờ báo và trang tin uy tín trên thế giới đưa tin như Reuters, UK today news, BBC, Autoblog,The Drive... Theo trang UK today news, VinFast chỉ mới được thành lập từ năm 2017, vì vậy hãng xe này cần nhiều thời gian để giải quyết các quan hệ khách hàng. 

Trang tin này cũng dẫn chứng thêm về vụ việc, VinFast không phải là nhà sản xuất ô tô đầu tiên thực hiện các biện pháp pháp lý với khách hàng. Trước đó, đô vật John Cena đã bị Ford kiện vì bán xe Ford GT 2017 mới tậu được 1 tháng trong khi điều khoản của Ford với khách hàng là phải giữ xe trong vòng 2 năm. Hay Ferrari kiện nhà thiết kế Philipp Plein vì sử dụng không xin phép thương hiệu siêu xe trong một sự kiện vào năm 2017.

Còn trong một thông báo với hãng tin Reuters, VinFast nhấn mạnh họ có đủ căn cứ để chứng minh rằng đó không chỉ là một khiếu nại thông thường. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi báo cáo với cơ quan chức năng để bảo vệ danh tiếng của mình và khách hàng. Nếu một sự cố tương tự xảy ra khi hoạt động tại Mỹ, chúng tôi cũng sẽ gửi yêu cầu đến cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật địa phương để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi".

Độc giả thế giới để lại nhiều bình luận trái chiều xung quanh sự việc trên.

Độc giả thế giới để lại nhiều bình luận trái chiều xung quanh sự việc trên.

Độc giả có nickname Taylor để lại bình luận trên trang Autoblog: "Một tập đoàn lớn như VinGroup chắc chắn sẽ có tư vấn pháp lý và bằng chứng chắc chắn để đưa ra vụ việc. Hơn nữa, nếu Youtuber đúng thì không cần gỡ video clip xuống. Quyền tự do ngôn luận là đúng, nhưng phỉ báng công ty thì không". 

"Không phải trường hợp phổ biến, tôi nhớ Suzuki đã làm điều tương tự cách đây nhiều năm. Điều này sẽ xảy ra thường xuyên hơn vì khách hàng đang bị hư". Độc giả Caspian bình luận thêm.

Nhiều người đồng tình quan điểm rằng VinFast và Youtuber Hoàng đều có quyền khiếu nại khiếu nại và bảo vệ thương hiệu của mình dựa trên luật pháp. Tuy nhiên, theo nhận định của độc giả Barking Spider: "Phản ứng của VinFast sẽ gây tổn hại gấp ngàn lần lời phàn nàn. Không ai từng chú ý đến việc này, nhưng bây giờ, mọi người trên thế giới biết về VinFast qua thông tin này"

Có thể bạn quan tâm: 

(Nguồn ảnh: Internet)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading