Các trường hợp được và không được bảo lãnh xe vi phạm đang bị tạm giữ
Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 1-5, trong một số trường hợp thì tổ chức, cá nhân vi phạm được bảo lãnh phương tiện giao thông đang bị tạm giữ. Ngoại lệ một số trường hợp bị từ chối.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/5/2020.
So với Nghị định cũ, Nghị định mới có điểm mới đáng chú ý là việc sửa đổi quy định giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Trong đó nêu rõ các yêu cầu để cá nhân có thể được phép bảo quản phương tiện và các trường hợp bị từ chối xét duyệt.
Các yêu cầu để được bảo lãnh phương tiện và các trường hợp bị từ chối
Đối với các tổ chức cá nhân vi phạm bị giữ phương tiện giao thông để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu có đủ các yêu cầu dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Xe ô tô vi phạm bị bỏ không trong bãi nhiều năm.
Cụ thể cá nhân, tổ chức phải đạt các yêu cầu sau:
-
Cá nhân, tổ chức vi phạm có nơi đăng ký thường trú, tạm trú vẫn còn thời hạn hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức mà cá nhân đang công tác. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ và bảo quản phương tiện.
-
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải đặt tiền bảo lãnh thì được xem xét giữ và bảo quản phương tiện.
Tuy nhiên, đối với 4 trường hợp dưới đây cá nhân, tổ chức vi phạm không được xem xét để đặt tiền bảo lãnh để giao phương tiện vi phạm bảo quản, cất giữ:
-
Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
-
Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
-
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
-
Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy. (Hiện hành quy định bao gồm cả trường hợp phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm).
Ngoài ra, nghị định này còn quy định việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 10 ngày, từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.
Có thể bạn quan tâm: Những lỗi vi phạm bị tước quyền sử dụng GPLX ô tô, xe máy năm 2020
Các loại giấy tờ cần thiết để xin bảo lãnh phương tiện
Cá nhân, tổ chức vi phạm chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:
- Đơn xin bảo lãnh phương tiện: họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện.
- Khi gửi đơn thì cá nhân phải gửi kèm theo bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng; Chứng thực sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan.
Cá nhân, tổ chức được điều khiển phương tiện vi phạm không?
Không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.
(Nguồn ảnh: Internet)
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?