Đề xuất ô tô cá nhân bắt buộc lắp camera hành trình, 'người trong cuộc' nói gì?
Đề xuất ô tô cá nhân bắt buộc phải lắp camera hoặc thiết bị giám sát hành trình mới đủ điều kiện tham gia giao thông đang dấy lên những lo ngại về tính bảo mật và vi phạm quyền tự do cá nhân.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Đề xuất ô tô cá nhân bắt buộc lắp camera hành trình
Dự thảo lần 4 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đang trong giai đoạn lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân để trình Quốc hội xem xét. Dự thảo lần này, Bộ Công an đề xuất xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông cần có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu và hình ảnh người lái xe.
Việc lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), camera hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu là quy định bắt buộc đối với các xe ô tô kinh doanh vận tải, áp dụng từ 1/7/2023.
Đối với ô tô cá nhân, đây là lần đề xuất đầu tiên. Nếu như đề xuất trên được phê duyệt và được đưa vào luật thì sẽ có gần 4 triệu xe ô tô cá nhân tại Việt Nam cần được lắp các thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), camera hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu.
Đề xuất ô tô cá nhân bắt buộc lắp camera hành trình, "người trong cuộc" nói gì?
Theo quy định hiện hành, các đơn vị kinh doanh vận tải phải truyền dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình hoặc camera giám sát trên các xe đang lưu thông về phần mềm của Cục Đường bộ Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý của Nhà nước.
Dù chưa trở thành quy định bắt buộc nhưng hiện tại nhiều chủ xe đã chủ động lắp camera hành trình nhằm ghi lại hình ảnh phía trước/sau, theo dõi diễn biến quá trình vận hành và ngay cả thời điểm dừng/đỗ. Hình ảnh do camera hành trình ghi lại sẽ là cơ sở để chủ xe và các bên liên quan giải quyết các tranh chấp liên quan đến pháp lý, yêu cầu bồi thường bảo hiểm nếu xảy ra va chạm. Những dữ liệu này sẽ thuộc sở hữu cá nhân, chủ xe có quyền chia sẻ hoặc từ chối chia sẻ cho người khác.
Xem thêm: Choáng ngợp trước những con số "khủng" dành cho loạt biển ngũ quý ở phiên đấu giá ngày 15/9
Trên thị trường hiện nay có nhiều lựa chọn về camera hành trình, nhiều mẫu mã và giá thành khác nhau. Loại phổ biến có giá vài triệu đồng trở lên, tùy vào dung lượng lưu trữ, chất lượng hình ảnh và những tính năng mở rộng.
Hiện dự thảo chưa có quy định cụ thể nếu bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera hành trình thì những thông tin, hình ảnh của người sử dụng xe có truyền về hệ thống dữ liệu quản lý của cơ quan chức năng hay không.
"Người trong cuộc" lên tiếng
Việc lắp camera hay các thiết bị giám sát hành trình đã được phổ biến rộng rãi, trở thành option quan trọng đối với tài xế. Tuy nhiên, nếu áp dụng thành quy định bắt buộc thì người dùng ô tô có sự lo ngại về việc rò rỉ, lộ thông tin cá nhân.
Mặt khác, nếu quy định trên được áp dụng vào thực tế thì cơ sở dữ liệu của người dùng phải gửi lên trung tâm giám sát như xe hợp đồng, xe kinh doanh. Như vậy dễ dẫn đến việc vi phạm quyền tự do cá nhân, mâu thuẫn với quy định tại Nghị định 14/2023/NĐ-CP về bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân.
Camera trở thành option quan trọng đối với tài xế ngày nay.
Tài khoản Ahihi nêu ý kiến: "Bạn nghĩ sao nếu thông tin làm ăn của một tập đoàn bị lộ lọt từ cuộc điện thoại trên xe của tổng giám đốc? Thông tin cá nhân rất quan trọng, không phải "cứ không làm gì xấu thì sao phải sợ cam". Thông tin về làm ăn, kinh doanh, thậm chí là bí quyết công nghệ có thể bị lộ lọt từ cam hành trình nếu phải chia sẻ ra bên ngoài như thế. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc các thông tin như thế bị lộ ra ngoài? Chiếc xe không chỉ là phương tiện đi lại mà nó còn là nơi thảo luận các công việc làm ăn. bạn không thể cảnh giác ngay cả với chiếc xe của mình".
Tài khoản Sông Đông êm đềm đặt câu hỏi: Xe cá nhân mà "thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe" thì liệu có vi phạm quyền cá nhân không?
Bên cạnh những câu hỏi, những ý kiến lo lắng về tính thực tế của quy định mới, nhiều người tỏ ra đồng tình và cho rằng việc lắp các thiết bị giám sát là cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, một số thành viên đã chỉ ra sự bất cập ở quy định này.
Tài khoản tungvominh1611 cho biết: "Hình ảnh từ camera hành trình không có giá trị ở các phiên tòa ở Đức, vì họ cho rằng ghi hình là xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người khác".
Hoàng Linh cũng đưa ra nhận định trong cuộc tranh luận với các thành viên: "thu thập dữ liệu cá nhân có thể kết nối với bên công an bạn nhé chứ phải đơn thuần chỉ là cái cam lắp vào cho ra vẻ đâu, nói chung như thế là vi phạm quyền tự do cá nhân rồi mặc dù về mặt tích cực cũng rất tốt".
Tài khoản khanh.huu.nguyen bày tỏ sự đồng tình với những nhận định trên: "Quá đúng, camera hành trình thì ok, nên có nhưng thu thập dữ liệu cá nhân hình ảnh người lái xe là không ổn, mâu thuẫn với quy định của Nghị định 14/2023/NĐ-CP về bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân".
Một số ý kiến cho rằng, việc lắp camera hành trình, thiết bị giám sát hành trình nên dừng lại ở việc khuyến khích, ai thấy cần thì lắp để đảm bảo sự riêng tư, tính bảo mật thông tin cá nhân và ngăn chặn việc vi phạm quyền tự do cá nhân.
Nguồn ảnh: Internet
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?