Định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ ra sao trong năm tới?

Thị trường ô tô | 11/05/2018

Trong báo cáo mới nhất của Bộ Công thương, định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được cụ thể hóa và đã được ứng dụng thực tiễn.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp xe hơi phát triển hơn nữa tại Việt Nam, bám chặt mục tiêu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm đánh giá hiệu quả các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành ô tô.

Định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam như thế nào trong các năm tới? 1

Định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam như thế nào trong các năm tới?

Tổ công tác đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ô tô, nắm rõ kế hoạch phát triển sản xuất từ nay đến 2020 của từng doanh nghiệp, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc và các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp giải quyết hoặc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo hướng:

+ Điều chỉnh lại chính sách thuế, thị trường.

+ Thiết lập hệ thống nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ô tô thực hiện việc giảm chi phía sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực quản trị doanh nghiệp...

Thúc đẩy ngành ô tô và ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển nhắm tới mục đích tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành này theo hướng:

+ Xây dựng Nghị định 116/2017/NĐ-CP với những quy định cụ thể về hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành ô tô, đảm bảo quyền lời của khách hàng và cạnh tranh lành mạnh giữa các khối doanh nghiệp.

+ Tận dụng cơ hội từ những chính sách mới, dồn lực hỗ trợ tối đa các dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cùng các dự án tiềm năng khác. Đây là việc làm thúc đẩy sản lượng ô tô lắp ráp trong nước trong thời gian tới.

+ Đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô phụ trợ, chủ động nguồn cung cấp phụ tùng phục vụ cho hoạt động sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Định hướng trên sẽ giúp tăng ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho 100 ngàn lao động trực tiếp. Tích lũy những kinh nghiệm đầu tiên trong việc lắp ráp ô tô, dản xuất phụ tùng, linh kiện, tạo tiền đề cho việc xây dựng, phát triển ngành sản xuất và chế tạo xe hơi.

Ngoài ra, tỷ lệ nội địa hóa các loại xe (xe tải, xe khách trên 10 chỗ, xe chuyên dụng sản xuất trong nước) tăng cao, đáp ứng những yêu cầu cơ bản về thị trường nội địa (xe tải 07 tấn đáp ứng 70% nhu cầu, đạt 55% tỷ lệ nội địa hóa; xe khách trên 10 chỗ và xe chuyên dụng đáp ứng 90% nhu cầu, đạt 45% - 55% tỷ lệ nội địa hóa). Một số dòng xe sản xuất trong nước đã xuất khẩu sang Lào, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ…

Kết hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu, sửa đổi mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho những loại xe đang có tỷ lệ nội địa hóa cao (miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị sản xuất trong nước), sau đó trình lên Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

Thực hiện thí điểm hệ thống cung ứng ngành ô tô cho những doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài.

Định hướng lâu dài sẽ hướng đến việc xây dựng các cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư từ những Tập đoàn đa quốc gia để khởi động những dự án lớn trong nước, chú trọng phát triển các thương hiệu và dòng xe chưa bán tại ASEAN, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập sâu vào hệ thống sản xuất ô tô đa quốc gia.

(Ảnh: cafeauto.vn)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading