Khi tham gia giao thông, tài xế không nhất thiết phải mang theo giấy tờ gốc

Thị trường ô tô | 13/05/2020

Nghị định 100 do Chính phủ ban hành cho phép người tham gia giao thông trong một số trường hợp được sử dụng bản sao giấy tờ lái xe thay cho bản chính.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Sử dụng bản sao thay cho bản chính trong một số trường hợp cụ thể

Theo tin tức pháp luật, một điểm rất mới tại Nghị định 100 là cho phép tài xế sử dụng bản sao của giấy tờ lái xe thay cho bản chính trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể, tại theo khoản 13 điều 80 Nghị định này:

"Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe."

Trong một số trường hợp, tài xế không nhất thiết phải mang theo giấy tờ xe bản gốc.

Trong một số trường hợp, tài xế không nhất thiết phải mang theo giấy tờ xe bản gốc.

Được biết, đây là quy định cực kỳ mới và chưa hề được đề cập tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đây. Điều này có nghĩa là trong thời gian các tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe của mình.

Tuy nhiên, tài xế cần chú ý phải mang theo bản gốc của Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng để tránh bị phạt. Trong trường hợp, tài xế chỉ xuất trình được bản sao giấy tờ xe thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt với lỗi không mang theo Giấy đăng ký xe với mức:

  • Từ 200.000 - 400.000 đồng đối với ô tô;

  • Từ 100.000 - 200.000 đồng đối với xe máy.

Có thể bạn quan tâm: Ô tô quá hạn đăng kiểm bị phạt bao nhiêu từ năm 2020?

Các loại giấy tờ cần thiết khi tham gia giao thông

Tại mục 2, điều 5 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. Trong đó, quy định cụ thể các loại giấy tờ mà tài xế phải mang theo gồm: 

"a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới."

Điều khiển xe ô tô, xe máy không có đăng ký xe bị phạt bao nhiêu?

Theo mục a, khoản 2, điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Đối với xe máy

"Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;”

Đối với ô tô 

"4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);

c) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;

đ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật."

Như vậy, với lỗi điều khiển xe không có đăng ký xe thì xe máy sẽ bị phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng, ô tô sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng. 

(Nguồn ảnh: Internet)

Xem thêm: Các lỗi liên quan đến đèn xe và mức phạt theo Nghị định 100

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading