Khủng hoảng đăng kiểm - Xếp hàng như thời 'bao cấp'
Người dùng phải mất từ hai đến ba ngày mới có thể đăng kiểm xe, điều mà trước đây chỉ diễn ra trong nửa ngày tới một ngày. Xếp hàng, đội chi phí, cò đăng kiểm khiến nhiều chủ xe cho rằng đang sống lại thời kỳ bao cấp.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Bê bối đăng kiểm khiến toàn ngành chao đảo trước khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử gần 30 năm. Bộ công an cho biết "thủ đoạn nhận hối lộ" của các trung tâm đăng kiểm khá giống nhau. Với xe không có lỗi, đăng kiểm viên sẽ gợi ý chi tiền bồi dưỡng từ 50.000 đến 200.000 đồng, thậm trí ở một số nơi, cánh tài xế rỉ tai nhau nên "để quên" 100.000 đến 200.000 đồng trong xe đều mọi thứ được nhanh hơn. Chủ xe không tham gia "luật chơi" sẽ bị gây khó dễ, kéo dài thời gian đăng kiểm.
Với phương tiện có lỗi, nếu chủ xe chịu chi tiền, nhân viên đăng kiểm sẽ hướng dẫn cách thức kiểm tra hoặc đánh giá luôn để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kiểm định. Chủ xe không đồng ý chi sẽ phải đưa ôtô về sửa chữa, đạt yêu cầu mới quay lại đăng kiểm. Cuối ngày, các trung tâm tập hợp tiền nhận hối lộ, chia cho nhau theo quy ước nội bộ. Bộ Công an cho rằng số tiền nhận có thể lên tới nhiều chục tỷ đồng.
Trạm đăng kiểm Cầu Giấy bị khám xét tháng 2/2023
Bối cảnh khủng hoảng đăng kiểm
Cuộc khủng hoảng đăng kiểm bắt đầu từ cuối năm 2022 đầu năm 2023, khi nhiều trạm đăng kiểm bị điều tra, phong tỏa, nhân viên đăng kiểm bị bắt số lượng các trạm đăng kiểm giảm dần ở nhiều địa phương. Thậm trí, có những nơi không còn trạm đăng kiểm. Có thời điểm, một thành phố lớn như Hà Nội còn 6-7 trạm đăng kiểm còn hoạt động. Mỗi ngày, một trạm nếu làm hiệu quả sẽ xử lý được khoảng 300 xe. Như vậy, mỗi ngày cả 7 trạm xử lý được hơn 2.000 xe. Trong khi đó, theo một đăng kiểm viên chia sẻ, riêng Hà Nội có khoảng 6.000-7.000 phương tiện cần đăng kiểm/ ngày. Vậy một chủ xe cần 1,5 đến 2 ngày mới có thể đăng kiểm được.
Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi tại các dịp cận lễ như 30/1-1/5 tâm lý nghỉ dài, kèm với lo sợ sau lễ chưa đăng kiểm được ngay khiến nhiều chủ xe dù hạn đăng kiểm còn tới 10 hoặc 15/5 vẫn đi đăng kiểm trước hạn. Anh cho biết thêm, thời điểm này trong năm, nhu cầu kiểm định sẽ lên đến đỉnh điểm với gần 90.000 ôtô mỗi tháng, năng lực đáp ứng của Hà Nội hiện vẫn chưa tới 20%.
Vì thế nhiều trạm đăng kiểm lại trở về thời kỳ xếp hàng như trước đây. Nhắc lại thời điểm cách đây 2 tháng, ngay sau khủng hoảng về việc thiếu trạm đăng kiểm, nhiều người chọn cách xếp hàng dài tại các trạm đăng kiểm chờ đến lượt. Có những thời điểm, mỗi trạm đăng kiểm lượng xe chờ lên tới 1-2 km. Cánh tài xế ngoài việc xác định tâm lý trực chờ, còn chuẩn bị luôn đồ ăn, thậm trí là võng để ngủ qua đêm. Đến thời điểm hiện tại, các trạm thay vì cách xếp hàng, chọn giải pháp xếp "người" hoặc đăng ký online, nhưng dù ở phương thức nào thì mọi thứ đều trong tình trạng quá tải.
Phiếu lấy số đã lên tới hơn 1 tháng.
Hệ lụy cho người sử dụng
Thực trạng xảy ra đúng với lô-gic tính toán, anh Thanh tại Hà Nội cho biết, đã thử đăng kiểm bằng nhiều cách nhưng chưa hiệu quả. Đầu tiên, anh lên website của một số trung tâm đăng kiểm để đăng ký online. Tuy nhiên, có hai tình huống xảy ra một là quá tải không đăng ký được, hoặc xếp số nhưng thời gian chờ lên tới 10-15 ngày. Anh chọn giải pháp tiếp theo là đi xếp hàng, tuy nhiên xếp hàng gần 2 ngày chưa tới lượt, anh tìm đến trạm đăng kiểm phát số nhưng không khá hơn, số xếp kéo dài từ 7-10 ngày. Cá biệt, có một số trạm số xếp tới tận tháng 6/2023.
Anh chán nản, nhưng không bỏ cuộc bởi theo anh ôtô là phương tiện đi lại, kiếm sống của anh, nó giống như con người phải ăn cơm nên anh quyết định nghe theo lời bạn bè đi về các tỉnh ráp ranh Hà Nội để đăng kiểm. Sau khi lọc 4-5 tỉnh có bán kính không quá 80 km, dò hỏi thông tin từng trạm có 5 điểm anh cho rằng có khả năng thành công cao là Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Cân lên, đặt xuống anh quyết định về Vĩnh Phúc bởi theo anh ở đây lượng xe vắng nhất trong 5 khu vực, ngoài ra, trạm đăng kiểm ở đây phát số theo ngày nên khả năng xếp được hàng và đăng kiểm được là rất cao.
Không chần chừ, 4h sáng hôm sau anh lên Vĩnh Phúc xếp hàng và may mắn sau xe anh khoảng 10 nốt trạm dừng không nhận, khoảng 8h tối cùng ngày anh đăng kiểm xong và về nhà gần 22h tối. Anh chia sẻ vui, có khi mất 100.000 trong xe còn hơn là phải bỏ mấy ngày công, chưa kể mất thời gian, chi phí như thế này.
Một sô trường hợp như anh Nghĩa không may mắn như anh Thanh, dù là xe hết hạn đăng kiểm vẫn được châm trước không phạt trong vòng 15 ngày, nhưng do vướng lịch công tác nên xe của anh Nghĩa đã quá hạn đăng kiểm gần 20 ngày. Nếu anh đánh xe đi đăng kiểm ngoài vi phạm luật giao thông, không may bị phạt mất 7 triệu, còn thuê xe cẩu chi phí cũng không nhỏ, quan trọng là không biết cẩu đi đâu thì sẽ đăng kiểm được.
Chưa kể mất quá nhiều thời gian chờ đợi, mệt mỏi và không thể làm việc khác. Anh cho rằng nếu một nhân viên văn phòng, công sở bình thường, xin sếp nghỉ 1,5 ngày chỉ để đăng kiểm thì sẽ là lý do không hợp lý.
Theo anh Bình chủ một doanh nghiệp vận tải nhỏ ở Hà Nội cho biết, đăng kiểm khó khăn cũng làm cho những đơn vị vận tải như anh gặp khó, thiệt hại có thể lên tới 100 đến 200 triệu cho một kỳ đăng kiểm. Anh lấy ví dụ, trong 10 ngày tới bên anh sẽ có một lô 5 chiếc xe tải đông thùng kín cần đăng kiểm. Thông thường việc này chỉ mất một ngày, tuy nhiên với thực trạng hiện này anh tính toán sẽ cần tới 3 ngày. Mỗi ngày 1 xe mất tối thiểu 1 chuyến hàng là 7 triệu với 5 xe là 35 triệu cho 3 ngày khoảng 105 triệu, tiền lương, phí nằm chờ... mỗi xe sẽ tiêu tốn của anh thêm 10 triệu cho 3 ngày như vậy anh sẽ thiệt hại gần 150 triệu cho 5 xe. Anh cũng cho biết, anh là một doanh nghiệp nhỏ chỉ khoảng 30 đầu xe, nếu những doanh nghiệp vận tải liên tuyến, bắc-năm với quy mô từ 100-300 xe, thiệt hại sẽ vô cùng lớn.
Hình ảnh thường thấy tại các trạm đăng kiểm
Các trạm đăng kiểm làm việc với tâm lý lo sợ
Theo anh X (xin được giấu tên), làm việc tại một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội cho biết. Kể từ khi đại án đăng kiểm nổ ra, chúng tôi làm việc như trên "đống lửa". Theo chỉ đạo từ trên, các anh phải rà soát làm chặt lại ở tất cả các khâu. Từ kiểm tra kích thước, hệ thống an toàn, đến chiếu sáng, thông sô lốp... anh cũng thừa nhận cũng có không ít trạm đăng kiểm sợ sai, sợ thanh tra nên nhiều khâu bị máy móc, dẫn đến ì ạch trong đăng kiểm.
Đơn cử, anh cho rằng việc nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện nay là điều khá dễ gặp với ôtô nhưng vì sợ sai, nên dù có thông tư 02 hướng dẫn về quy chuẩn độ đèn, nhiều xe chúng tôi vẫn đánh trượt nếu cảm thấy không yên tâm. Đôi khi, điều này được quyết định cảm tính thay vì những con số đưa ra trên thực tế. Ngoài ra, việc cò đăng kiểm trà trộn chen lấn để lấy số cũng khiến các trạm đăng kiểm hỗ loạn hơn.
Anh cho biết thêm cò sẽ thu của khách mỗi lượt từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng, xe đời cao, nguyên bản 1 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến đăng kiểm viên, vì nhiều người cho rằng đây là quân xanh, quân đỏ của trạm. Chưa kể, một số đối tượng lợi dụng lòng tin, đã chiếm đoạt tài sản của người thuê, do khi đăng kiểm ngoài xe, chủ xe cần đưa đăng ký và đăng kiểm cho cò.
Điều cuối cùng, anh cho biết với khối lượng công việc lớn hơn, áp lực cao hơn nhiều đăng kiểm viên như anh đang tính phương án chuyển sang một công việc khác. Bởi theo anh, đồng lương của một đăng kiểm viên khá thấp. Anh cho biết nhiều người còn phải bỏ ra vài trăm triệu có xuất vào một trạm đăng kiểm.
Đầu tháng 3, cục đăng kiểm chốt phương án xe mới 100% miễn đăng kiểm lần đầu, tăng thời gian tái đăng kiểm với xe con hay đề xuất các trung tâm sửa chữa chính hãng có thể đăng kiểm xe. Tuy nhiên, tất cả điều này chỉ đang giải quyết phần nào lượng thiếu hụt của các trạm tạm dừng đang chưa hoạt động lại. Chưa kể, mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000-300.000 xe mới.
Từ năm 2019, số trung tâm mới mọc lên nhanh. Năm 2018, cả nước có 172 đơn vị đăng kiểm. 4 năm sau, con số này tăng lên 281. Trong đó, gần 70% là xã hội hoá, 25% thuộc Sở GTVT các tỉnh, còn 5% do Cục Đăng kiểm quản lý. Đại án đăng kiểm đã khiến 52 trung tâm phải tạm đóng cửa để phục vụ điều tra, tính đến 12/3, tức cứ 5 đơn vị thì một nghi sai phạm. Trong đó, 41 nơi là xã hội hoá, chiếm gần 80%; còn lại 5 trạm thuộc Sở GTVT và 4 thuộc Cục Đăng kiểm.
Ảnh: Nguồn Facebook
Xem thêm: Hai mẫu xe Trung Quốc sắp vào Việt Nam