Ngành ô tô Việt Nam và cuộc chạy đua cùng chính sách

Thị trường ô tô | 11/01/2018

Dự đoán về thị trường ô tô Việt Nam trong 5 năm tới hoàn toàn có thể thay đổi vào phút chót, chỉ cần một chính sách mới của Chính phủ được thông qua.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Nhiều kế hoạch bị đình trệ do tác động của chính sách

Ngành ô tô Việt Nam và cuộc chạy đua cùng chính sách 1

Ngành ô tô Việt Nam và cuộc chạy đua cùng chính sách

Khi được hỏi về kế hoạch lắp ráp hay nhập khẩu ô tô vào năm 2018, Tổng giám đốc Toyota - ông Yoshihisa Maruta - cho biết: “Toyota luôn mong muốn lắp ráp nhiều xe tại Việt Nam, nhưng khi thuế nhập khẩu về 0% thì xe lắp ráp khó cạnh tranh với xe nhập, nên chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ có những chính sách hỗ trợ kịp thời”. 

Câu trả lời của ông Maruta hoàn toàn mang tính bị động vì việc nhập khẩu hay lắp ráp ô tô không nằm ở quyết định của hãng, mà còn ảnh hưởng bởi văn bản được Chính phủ ban hành. Theo đó, các hãng FDI cũng giữ vững quan điểm lắp ráp xe hơi nhằm giải quyết vấn đề việc làm và tạo ra giá bán hợp lý cho những mẫu ô tô. 

Ông Phạm Văn Dũng - Tổng giám đốc Ford Việt Nam - đưa ra ý kiến chặt chẽ hơn khi cho rằng hãng vẫn ưu tiên xe hơi lắp ráp. Song, nếu doanh số xe nhập khẩu cao hơn thì hãng sẽ tập trung vào nhập khẩu. 

Cùng câu hỏi trên, nhưng nhiều hãng ô tô lại né tránh trả lời mà đề cập sang vấn đề sản phẩm. Riêng Toyota đã dự định chuyển sang nhập khẩu xe hơi bằng việc đón về “tân binh” Fortuner vào năm 2016. Bên cạnh đó, Honda cũng nhập mẫu Civic hoàn toàn mới trong cùng thời điểm Fortuner xuất hiện. 

Có thể bạn quan tâm:

Sau triển lãm Vietnam Motor Show và Vietnam International Motor Show, các chuyên gia dự đoán thị trường ô tô Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi xe hơi nhập khẩu. Theo Phó Tổng giám đốc Honda Việt Nam, ông Vũ Quang Tâm, trong tương lai hãng chỉ tập trung dồn lực vào xe nhập, ngoại trừ dòng xe chủ chốt Honda City, còn với Toyota là Vios và Innova. 

Các hãng FDI khác thì nhập khẩu ồ ạt vì cho rằng xe nhập có đầy cửa thắng. Cụ thể, Mitsubishi nhập về hai mẫu Outlander và Pajero Sport mới; Suzuki đưa thêm Ciaz; Isuzu thêm mu-X. Đặc biệt, Ford nhập Explorer từ Mỹ và Chevrolet là Trax ở Hàn Quốc. 

Về phương diện lắp ráp, Thaco Trường Hải và Hyundai Thành Công vẫn quyết tâm đầu tư vào thế mạnh của mình. Bằng chứng là năm 2016, Trường Hải giảm giá mạnh dành cho Mazda3 và CX-5 khiến đối thủ phải ái ngại. Vì vậy VAMA kỳ vọng chiến lược giảm giá sẽ không còn là ưu điểm của Thaco trong năm 2018. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể dựa vào thuế nhập khẩu 0% mà quyết định giá xe. Thay vào đó, chính phủ mới có đủ quyền lực để thay đổi cục diện và 2018 là năm dành cho các ông lớn trong nước. 

Các hãng ô tô hưởng lợi từ chính sách

Được biết, VAMA đã bốn lần đề nghị Thủ tướng chính phủ xem xét việc nới lỏng thời gian và thay đổi quy định trong Nghị định 116. Song tất cả đều không được hồi đáp, trong khi Nghị định đã có hiệu lực một thời gian mà Thông tư hướng dẫn lại chưa có, gây khó khăn cho các doanh nghiệp ô tô. 

Trước đó, Hiệp hội VAMA rất có tiếng nói khi các kiến nghị thay đổi điều luật trong chính sách đều được thông qua. Thế nhưng, thời gian gần đây Thaco và Hyundai Thành Công phát triển mạnh theo định hướng lắp ráp của Chính phủ nên có khả năng sẽ làm đảo ngược thế cờ. 

Hai doanh nghiệp này bày tỏ quan điểm đồng tình với Nghị định 116 nhằm cung cấp những mẫu xe hơi chất lượng cao, rõ nguồn gốc và tăng trách nhiệm cho hãng xe nhập khẩu. Bộ Giao thông cũng cho rằng quy định mới đang cân bằng quyền lợi giữa hãng lắp và hãng nhập. Riêng ông Mai Tiến Dũng, Đại diện Chính phủ, khẳng định Nghị định bảo vệ cả nhà sản xuất ở quốc tế chứ không riêng gì Việt Nam. 

Khi các hãng liên doanh đưa ra lý lẽ chứng minh chính sách gây bất lợi cho họ thì phía Chính phủ không đồng tình. Do đó, những nỗ lực của VAMA có nguy cơ đi vào ngõ cụt. Lúc này, các hãng nhập khẩu cần Giấy chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu mới có thể nhập xe. Phía Honda chia sẻ, việc này cần tiến hành từ bây giờ thì tới giữa 2018 mới có giấy nếu mọi việc thuận lợi. Nhiều khả năng Thái Lan sẽ sửa đổi quy định để xuất khẩu ô tô sang Việt Nam khi nhiều hãng cùng đề xuất yêu cầu. 

Minh chứng cho cuộc chiến giữa xe lắp ráp và nhập khẩu chính là việc ô tô mới Honda CR-V đội giá cao hơn 160 triệu so với dự kiến ban đầu. Do hãng lo lắng xe không được thông quan vào 2018 nên buộc phải thông quan trong năm 2017 và chịu mức thuế 30%. 

Ngành ô tô Việt Nam và cuộc chạy đua cùng chính sách 2

Có thể nói, Honda đã có bước tính toán sai lầm khi đi tắt đón đầu 2018 nhằm mục đích giảm giá, cạnh tranh đối thủ Mazda CX-5, thế nhưng lại vô tình thụt lùi một bước vì giá xe tăng đột biến. Hiện tại, CR-V trở thành “nhân tố” được nhập khẩu duy nhất và có giá bán đắt nhất trong phân khúc. Trong khi đó, hãng Mitsubishi chuyên nhập khẩu cũng chuyển sang lắp ráp đối với mẫu Outlander. 

Xem thêm:

Sự việc trên cho thấy, lắp ráp xe hơi đang gặp nhiều thuận lợi vì vừa giải quyết nhu cầu trong nước, vừa hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, Honda CR-V 7 chỗ sẽ không được lắp ráp khi chi phí cho dây chuyền sản xuất, kế hoạch đặt hàng, nhà máy lên đến hàng trăm triệu USD. 

Định hướng ưu tiên xe lắp ráp trong nước không phải mới xuất hiện gần đây, song ngành ô tô Việt Nam vẫn ì ạch so với các quốc gia khác. Nguyên nhân đến từ việc chồng chéo, không thống nhất trong chính sách và nhiều doanh nghiệp chưa đủ động lực để lắp ráp. 

Để các hãng liên doanh tìm thấy niềm tin trong việc lắp ráp xe hơi, Chính phủ cần tạo một thị trường đủ mạnh, thừa sức hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh và hiệu suất cao. Bằng không, xung đột này không thể có hồi kết. 

Một chuyên gia phân tích, ngay cả khi thị trường đáp ứng đủ số lượng để đầu tư lắp ráp, các hãng FDI cũng không mấy quan tâm. Thực chất, chi phí sản xuất tại Việt Nam khá cao, quy mô nhỏ, lại khó xuất khẩu, chưa kể doanh nghiệp còn có nhà máy ở thị trường Thái Lan, Indonesia. Vì vậy việc nhập xe về bán sẽ mang lại doanh thu tốt hơn cho việc kinh doanh. 

Mazda, Kia và Hyundai đều chưa sở hữu nhà máy sản xuất tầm cỡ tại ASEAN, trong khi đây lại là thế mạnh của Trường Hải và Hyundai Thành Công. Muốn sản xuất ô tô giá rẻ thì phải được chính sách ủng hộ, nhưng hiện tại, cơ hội này chưa đến với các doanh nghiệp. 

Ngành ô tô Việt Nam và cuộc chạy đua cùng chính sách 3

Trong năm qua, Nghị định 125 về thuế linh kiện 0% và Nghị định 116 - siết chặt xe hơi nhập khẩu - tạo nên làn sóng lớn cho thị trường xe hơi nhập khẩu. Hơn nữa, đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt được thông qua sẽ trở thành rào cản cho những doanh nghiệp nhỏ, VAMA lại đang mất dần tiếng nói nên không còn nhận được sự hậu thuẫn. 

Tóm lại, thành bại trong cuộc chiến kinh doanh đều nằm trong tay kẻ mạnh, muốn chiến thắng phải có sức mạnh và đồng quan điểm với định hướng ngành. Ở đây, Thaco và Hyundai Thành Công hoàn toàn làm chủ thế trận khi có đủ thời gian tăng giá trị nội địa và giảm giá xe kể từ lúc Nghị định 125 có hiệu lực (2018-2022). Sau 2022, hai doanh nghiệp có thể tự hạ giá bán mà không cần tới thuế nhập khẩu linh kiện 0%. 

Với các hãng liên doanh, con đường nhập khẩu là lối đi đúng đắn duy nhất lại đang lâm vào ngõ cụt. Việc tiếp tục nhập khẩu hoặc chuyển sang lắp ráp còn tùy thuộc vào tiềm năng của doanh nghiệp, chiến lược từ hãng mẹ và sự ủng hộ của khách hàng Việt. 

(Ảnh: vnexpress.net)

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading