Sau bao thất bại, Hyundai vẫn quyết tâm trở lại Bắc Hàn

Thị trường ô tô | 19/11/2018

Đối với Hyundai, một tập đoàn của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên là những cơ hội đã mất – và cả những bi kịch.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Vào năm 2003, vài tháng trước khi Hyundai chuẩn bị mở một khu công nghiệp tại Bắc Triều Tiên, giám đốc điều hành của dự án đã tự tử trong bối cảnh công ty của ông đã thực hiện một khoản thanh toán bí mật 500 triệu USD cho Bắc Triều Tiên.

 

5 năm sau, một khu nghỉ dưỡng do Hyundai điều hành ở miền Bắc đã bị đóng cửa sau khi một người lính Bắc Triều Tiên bắn một du khách Hàn Quốc.

Cả hai dự án đã bị đóng cửa từ lâu, cho thấy những khó khăn mà các công ty Hàn Quốc đang kinh doanh phía bên kia biên giới phải đối mặt.

Tuy nhiên, Huyndai một lần nữa chuẩn bị trở lại Bắc Triều Tiên nhờ khuyến khích trong quan hệ với bán đảo Triều Tiên và bị thu hút bởi lời hứa về lao động giá rẻ cũng như tăng trưởng triển vọng.

Các nhà điều hành và đầu tư của Hyundai được khuyến khích bởi một cam kết giữa Seoul và Bình Nhưỡng về việc mở lại khu công nghiệp Kaesong và khu nghỉ dưỡng Kumgang, như là một phần của sự ấm lên trong quan hệ giữa hai người láng giềng.

Các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên hiện đang ảnh hưởng đến tiến độ của việc tái đầu tư. Nhưng các nhà điều hành và đầu tư đang đặt cược rằng Huyndai sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ bất cứ hòa giải nào trên bán đảo Triều Tiên.

Baek Cheon-ho - lãnh đạo các dự án của Hyundai tại Bắc Hàn.

Baek Cheon-ho - giám đốc điều hành các dự án của Hyundai tại Bắc Hàn

Ông Baek Cheon-ho, giám đốc điều hành cấp cao của Hyundai Asan, công ty con quản lý dự án Kaesong và Kumgang cho biết: “Chúng tôi đã tập trung đầu tư trong một thời gian dài vì vậy chúng tôi có một mạng lưới kinh doanh rộng khắp và vững chắc tại đây. Kết hợp tất cả lại, triển vọng phát triển của Hyundai tại Triều Tiên sẽ tươi sáng hơn."

Tại Hàn Quốc, Hyundai đang gặp phải những khó khăn về chi phí lao động cao và tăng trưởng chậm. Vì vậy nguồn nhân công giá rẻ, tài nguyên khổng lồ cùng tiềm năng tăng trưởng to lớn của Bắc Triều Tiên là một cơ hội vàng không thể bỏ qua, ông Baek và một số giám đốc điều hành kinh doanh cho biết.

Với Huyndai, Bắc Triều Tiên còn có một ý nghĩa quan trọng khác. Nhà sáng lập Chung Ju-yung được sinh ra trong một gia đình nông dân tại Asan, Bắc Triều Tiên.

"Điều chúng tôi đang làm không chỉ vì lợi ích của riêng Hyundai, mà còn vì lợi ích của tất cả các công ty Hàn Quốc khác," ông Baek nói. "Nếu tái khởi động các hoạt động kinh doanh ở Bắc Triều Tiên, không những sẽ có nhiều việc làm mới cho chúng tôi, mà còn cho nhiều công ty khác làm việc với chúng tôi."

SỰ THĂNG TRẦM

Những thăng trầm mà Huyndai trải qua cho thấy họ có thể một lần nữa sẽ phải hứng chịu tổn thất nặng nề từ bất kỳ trở ngại nào trong các nỗ lực quốc tế để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.

Các tập đoàn Hàn Quốc khác như Samsung và Lotte đã đặt cược nhỏ hơn ở Bắc Triều Tiên và sẽ cần phải bắt đầu từ đầu nếu mối quan hệ kinh tế tiếp tục. Cả hai đã lên kế hoạch trong những tháng gần đây để khám phá các cơ hội mới.

Cổ phiếu chưa niêm yết của Hyundai Asan đã tăng gần gấp bốn lần lên mức cao kỷ lục trong giao dịch mua bán tự do năm nay.

Cổ phiếu của công ty khác như nhà sản xuất xe lửa Hyundai Rotem, công ty xây dựng Hyundai Engineering & Construction và Hyundai Elevator, cũng tăng lên khi hai miền Triều Tiên đang đàm phán để chính thức chấm dứt xung đột từ năm 1950 đến 1953.

“Cổ phiếu của Huyndai Elevator đang biến động khôn lường dựa trên các dự đoán và tiêu đề tin tức chứ không phải các quy tắc cơ bản,” ông Lê Gun-min, nhà quản lý quỹ BNK Asset Management cho biết. “Nhưng chúng tôi cho rằng có một cơ hội và tầm nhìn tươi sáng hơn về việc hợp tác kinh tế so với trong quá khứ, kể từ khi hai miền Triều Tiên đàm phán để kết thúc chiến tranh."

Ông Lee quản lý một “Quỹ thống nhất” cho công ty đầu tư của mình, nhắm vào các cổ phiếu có ảnh hưởng tiềm năng ở Bắc Triều Tiên, chủ yếu là các công ty Hyundai như Hyundai Elevator, các ngân hàng và công ty hậu cần khác.

 “DÂY CỨU SINH’’

Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in, người nỗ lực thúc đẩy tái hòa hợp với miền Bắc kể từ khi ông đắc cử năm ngoái, gọi khu công nghiệp Kaesong là “dây cứu sinh” cho Hàn Quốc.

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang bị sức ép toàn cầu từ những nhà sản xuất cao cấp, sáng tạo, và chi phí thấp ở Trung Quốc và nhiều nơi khác nữa.

Trước khi đóng cửa khu công nghiệp Kaesong vào năm 2016, khoảng 120 công ty Hàn Quốc đã tuyển dụng 55.000 công nhân Bắc Triều Tiên, gia công mọi thứ từ quần áo và đồ dùng nhà bếp cho đến các linh kiện điện tử. Công nhân Bắc Triều Tiên có trình độ, làm việc chăm chỉ và chi phí chỉ bằng một phần so với mức công nhân ở miền Nam được trả, chủ sở hữu nhà máy cho biết.

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng hoạt động ở Kaesong cho biết họ muốn quay trở lại, theo một cuộc khảo sát hồi tháng Tư.

7 trong số 10 công ty Hàn Quốc muốn sử dụng lao động Bắc Triều Tiên thay vì người nước ngoài do rào cản về ngôn ngữ và chi phí cao liên quan đến việc thuê lao động nước ngoài, một cuộc khảo sát độc lập  của Liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc cho thấy.

Hyundai Asan có nhiều tiềm năng nhất nếu viễn cảnh hòa bình trên bán đảo trở thành hiện thực.

Họ đã trả 1,2 tỷ USD để độc quyền kiểm soát Kaesong và Kumgang, và sẽ hưởng lợi từ các dự án đường sắt và cơ sở hạ tầng bao gồm cả việc kết nối lại tuyến đường sắt liên Triều.

Quyền lợi của Huyndai Asan là được sử dụng mảnh đất bằng diện tích của Manhattan ở Kaesong trong 50 năm, và họ có kế hoạch xây dựng một thị trấn nhà máy lớn hơn nếu khu phức hợp mở cửa lại, có sức chứa 2.000 công ty và 350.000 công nhân Bắc Triều Tiên.

Hiện nay, có ít hơn 5 phần trăm đất đai của Kaesong được phát triển, Hyundai cho hay.

Các quan chức cho biết Hyundai cũng đã đồng ý với miền Bắc để tổ chức các tour du lịch ở thành phố ven biển Wonsan, nơi mà nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang cố gắng xây dựng một điểm nóng cho du lịch và đầu tư nước ngoài, cũng như núi Trường Bạch, quê hương huyền thoại của cả hai miền Triều Tiên.

Ông Baek cho biết Huyndai cũng đang đàm phán với Seoul và các tập đoàn nhà nước về các dự án để kết nối lại tuyến đường sắt Bắc Nam.

“Chính phủ tôn trọng quyền kinh doanh mà Huyndai đã ký với miền Bắc,” phát ngôn viên của Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết.

PHẢN ĐỐI TỪ WASHINGTON

Các quan chức chính phủ Hàn Quốc và giám đốc điều hành kinh doanh nói rằng trở ngại lớn nhất là sự phản đối từ Washington. Họ muốn duy trì các biện pháp trừng phạt cho đến khi Bình Nhưỡng hoàn toàn chấm dứt chương trình hạt nhân.

Vào tháng 7 vừa qua, ông Mark Lambert, Giám đốc phụ trách quan hệ với Hàn Quốc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mời 10 doanh nhân Hàn Quốc tham dự một cuộc họp tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Seoul để gửi một thông điệp nghiêm khắc: Không nối lại bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cho đến khi chương trình hạt nhân chấm dứt.

 “Không khí trong căn phòng khá ảm đạm,” Chủ tịch SJTech, ông Yoo Chang-geun từng vận hành nhà máy tại Kaesong và đã tham dự cuộc họp đó.

Ông Baek cũng có mặt và đã lập luận không thành công việc Kaesong và Kumgang nên được miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt "để thể hiện thiện chí của chúng tôi đối với Bắc Triều Tiên".

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận chi tiết về "các cuộc đối thoại ngoại giao riêng tư".

Mối quan hệ của Huyndai với Bắc Triều Tiên là cả một chặng đường dài.

Người sáng lập Huyndai, ông Chung đã từng gửi 500 con gia súc qua biên giới phía Bắc vào năm 1998 để hỗ trợ hòa giải trên bán đảo bị chia cắt.

Ông Kim Jong Il, người cha quá cố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đã từng nói: “Khi nhắc đến quan hệ liên Triều, tình cảm của chúng tôi dành cho Huyndai đầu tiên, hơn cả với các nhà chức trách Hàn Quốc.”

Tuy nhiên, việc tạm ngưng các dự án ở Bắc Triều Tiên đã khiến Hyundai Asan bị lỗ tổng cộng 367 triệu USD trong thập kỷ qua.

Hyundai thừa nhận họ trả cho chính quyền Bắc Triều Tiên 500 triệu USD vào năm 2000 để đảm bảo quyền kinh doanh ở đó.

Hai ngày sau khi bị thẩm vấn bởi các công tố viên về vụ bê bối, con trai và người kế nhiệm của ông Chung Ju-yung, Chung Mong-hun đã nhảy lầu tự tử từ trụ sở của Hyundai. Các bản cáo trạng chống lại ông đã bị ngừng lại sau khi ông qua đời.

Tòa án tối cao đã tuyên phạt án treo đối với giám đốc điều hành của Hyundai Asan vì vi phạm quy tắc chuyển tiền ra nước ngoài, nhưng sau đó ông được ân xá.

Người vợ góa của ông Chung Mong-hun, bà Hyun Jeong-eun hiện là người đứng đầu tập đoàn mẹ Huyndai Asan và đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng Chín vừa qua, như một phần của phái đoàn Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon Jae in và Kim Jong Un.

“Còn rất nhiều trở ngại phải vượt qua, nhưng tôi cảm thấy vẫn còn hy vọng ở phía trước,” bà Hyun Jeong-eun nói.

Xem thêm: Toàn cảnh vụ việc Hyundai Grand i10 gặp lỗi liên tiếp tại Việt Nam

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading