Toyota Việt Nam và bài toán nội địa hóa phụ tùng

Thị trường ô tô | 15/06/2016

Trong 20 năm có mặt ở Việt Nam, Toyota chỉ nội địa hóa được khoảng 270 mẫu chi tiết và cụm chi tiết. Trong khi, để lắp ráp 1 chiếc xe thì cần nhiều hơn thế.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Toyota Việt Nam và bài toán nội địa hóa phụ tùng.

Toyota Việt Nam và bài toán nội địa hóa phụ tùng

Để chuẩn bị cho quá trình nội địa hóa xe hơi vào năm 2018, Toyota Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và gia tăng số lượng chi tiết xe lắp ráp tại thị trường ô tô Việt Nam. Về cơ bản, sau 20 năm thì liên doanh ô tô này đã nghiên cứu ra 270 mẫu chi tiết và cụm chi tiết để đưa vào sản xuất trong nước và phục vụ việc lắp ráp các xe Toyota Việt Nam.

Trong đó, để hoàn thiện 1 mẫu xe cần tới 10.000 chi tiết và cụm chi tiết như trên. Các trang tin tức ô tô đánh giá, để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa đạt mốc quy định thì người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn phải chờ đợi tới 2 thập kỉ nữa.

Thực tế, vào thời điểm Toyota mới bước chân vào Việt Nam thì hệ thống linh kiện được nội địa hóa chỉ dừng ở con số chưa tới 5 đầu ngón tay. Con số này tăng lên tới 18 mẫu vào năm 2014. Mới đây nhất, Toyota Việt Nam đã thành công trong việc nội địa hóa 2 cụm chi tiết cho Corolla và Vios, bao gồm ốp trần xe và tấm cách âm cách nhiệt.

Trong số 270 linh kiện sản xuất tại nước ta, chủ yếu trong đó đều là linh kiện giá rẻ với giá trị thấp (ắc-qui, dây điện, bọc ghế,…), khó có thể so sánh với tổng giá trị của chiếc xe. Các linh kiện cao cấp như động cơ, hệ thống lái, gầm bệ, cụm đồng hồ thông số,… thì Việt Nam vẫn chưa có cách nào tự chế tạo mà vẫn cần nhập khẩu từ nước ngoài. 

Hiện tại, Toyota Việt Nam đang là nhà sản xuất và lắp ráp xe du lịch (dưới 9 chỗ) lớn nhất nước ta. Từ năm 1996, hãng xe đã lắp ráp hơn 250.000 xe và tiêu thụ được hơn 305.000 xe đủ chủng loại, dù vậy tỉ lệ nội địa hóa của các mẫu xe Toyota vẫn chưa cao và linh phụ kiện chính là tác nhân khiến quá trình này vẫn còn chậm chạp. Để giải quyết tình trạng này, Toyota Việt Nam tham vọng đẩy mạnh nội địa hóa bằng việc tìm kiếm các nhà nghiên cứu sản xuất phụ tùng trong nước, nếu như việc hợp tác này có hiệu quả, hãng xe có thể giữ vững lộ trình nhập khẩu thay vì sản xuất xe như trước.

Ảnh: xegiaothong.vn

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading