Khủng hoảng 'tồn kho' ô tô Việt
Trong nửa đầu năm 2023, nhiều hãng xe Việt rơi vào tình trạng tồn kho kéo dài, không bán hết được xe sản xuất từ 2022.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Trong nửa đầu năm nay, nhiều hãng xe liên tục giảm giá tăng khuyến mại để kích cầu, bán bớt hàng tồn kho. Trao đổi với anh Minh Tuấn một quản lý tại một showroom chính hãng tại Hà Nội cho biết, ngoài áp lực về doanh số anh chịu rất nhiều áp lực về giải phóng hàng tồn. Theo anh, các khách hàng mua hàng đều có tâm lý chọn xe với năm sản xuất mới nhất. Đơn cử, mẫu CX-5 2.0 Duluxe sản xuất 2022 có giá bản lẻ cuối cùng 720 triệu, bản sản xuất 2023 khoảng 740 triệu. Như vậy, chênh một đời lệch 20 triệu đồng khách hàng thường có tâm lý chọn xe đời cao hơn.
Ngoài ra, khách hàng còn lo lắng xe tồn kho lâu có thể ảnh hưởng tới chất lượng. Cũng theo anh Tuấn, như mọi năm xe chỉ tồn tới hết quý I, nhưng năm nay sang tới quý II nhà máy vẫn còn rất nhiều xe tồn sản xuất từ năm cũ. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng xe rơi vào tình trạng này. Đa số tình trạng tồn kho rơi vào các hãng xe lớn có doanh số tốt từ những năm trước như Toyota, Hyundai, Mazda, Kia, Peugeot... Một số hãng còn tồn số lượng nhỏ như Honda, Mitsubishi hay Ford chủ yếu các xe màu khó nhưng nằm rải rác với số lượng không còn nhiều.
Mazda hãng xe có nhiều mẫu xe còn tồn đời. Ảnh: Mazda Thảo Điền
Các mẫu xe tồn nhiều cũng chủ yếu là những mẫu xe có doanh số tốt từ các năm trước Toyota Corolla Cross, Hyundai Santa Fe hay Mazda CX-5... Tuy nhiên, một lý do khác theo một quản lý cấp cao trong ngành ô tô đưa ra là ảnh hưởng bởi nguồn cung linh kiện. Cụ thể năm 2021, đầu 2022 linh kiện nhập về bị ảnh hưởng các hãng xe đóng sẵn xe và chờ các linh kiện còn thiếu để bổ sung cho xe vì thế khi linh kiện về muộn cũng khiến xe bị tồn lâu hơn.
Các mẫu xe cao cấp và nhập khẩu ít bị ảnh hưởng bởi tồn kho hơn các mẫu xe lắp ráp. Tuy nhiên, những xe sang có doanh lớn như Mercedes hay BMW cũng gặp phải tình trạng tồn kho. BMW có doanh số khoảng hơn 1.000 xe/ năm nhưng có thời điểm tồn kho tới 2 năm trước đó. Hiện hãng xe này mới chuyển sang lắp ráp và tồn kho vẫn còn từ 2021 và 2022.
Một yếu tố khác liên quan đến sức mua thị trường khi năm 2020 đến đầu 2022 sức mua tăng, nhu cầu lớn các hãng đặt doanh số cao kỳ vọng cao khiến lượng sản xuất, linh kiện nhập về lớn hơn dẫn tới tăng tồn kho thị trường chậm. Anh Minh Tuấn cho rằng tồn kho lớn do từ giữa đến cuối năm 2022 sức mua giảm hẳn khiến các hãng loay hoay và buộc phải sản xuất theo số đã đặt ra nên trong 2023 phải xử lý hàng tồn. Thêm nữa trong năm 2023 kinh tế không quá khả quan làm cho xe tồn ngày càng lớn.
Theo anh Tuấn, nếu muốn các hãng đẩy hết tồn kho cần có thêm một cú hích đến từ giảm lệ phí trước bạ như 2021 và 2022. Ngoài ra, các hãng có thể cần giảm sâu hơn nữa để kích thích sức mua từ thị trường vốn đã rất yếu trong năm nay. Với nhiều chuyên gia, ô tô chỉ là một phần trong bức tranh kinh tế tổng thể năm nay, việc hàng tồn kho xuất hiện rất nhiều ở các ngành hàng. Tuy nhiên, ô tô tồn kho sẽ làm cho doanh nghiệp thiệt hại bởi ô tô là tiêu sản, giá trị bị đánh tụt theo năm sản xuất.
Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, nhiều nhóm ngành bị ảnh hưởng có thể các doanh nghiệp ô tô cần tự tìm giải pháp để cứu lấy chính mình trước bối cảnh bức tranh kinh tế không có nhiều mảng sáng từ nay đến cuối năm, anh Tuấn nói.
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?