Hệ thống đèn xe ô tô và tầm quan trọng của việc kiểm tra bảo dưỡng đèn xe thường xuyên

Đèn xe ô tô có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tai nạn, đảm bảo an toàn cho cả lái xe và hành khách trên xe. Chính vì vậy, việc nắm rõ về hệ thống đèn xe ô tô và kiểm tra đèn xe thường xuyên là rất cần thiết.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Mỗi chiếc xe đều có hệ thống đèn ở trong xe và đèn ngoài xe, cả 2 đều đóng vai trò quan trọng. Nhưng không phải tài xế nào cũng nắm vững được các loại đèn xe ô tô, công dụng của chúng và tầm quan trọng của việc kiểm tra, bảo dưỡng đèn xe thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giải thích điều này.

Các hệ thống đèn xe ô tô

Đèn pha và đèn cos

Đèn pha và đèn cos có vị trí ở đầu xe, đều có tác dụng chiếu sáng, giúp báo hiệu các tài xế khác về sự hiện diện của xe ô tô, đặc biệt vào ban đêm. 

  • Đèn cos là đèn chiếu gần có góc chiếu thấp, giúp người lái quan sát tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi xe đi với tốc độ thấp, trong khu đô thị và khu dân cư.

  • Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu cao hơn, giúp người lái quan sát được các chương ngại vật từ xa. Các lái xe thường chỉ sử dụng loại đèn này khi đi trên đường cao tốc vào ban đêm. 

Đèn pha và đèn cos 1

Đèn pha và đèn cos

Người lái không nên lạm dụng đèn pha vì với cường độ mạnh, góc chiếu cao, đèn pha sẽ gây cản trở tầm nhìn, làm cho lái xe đi ngược chiều hoặc thậm những lái xe cùng chiều ở phía trước lóa mắt.

Đọc thêm: Sử dụng đèn pha như thế nào để đảm bảo an toàn và đúng luật

Đèn hậu

Đúng với cái tên của chúng, đèn hậu có vị trí ở 2 bên đuôi xe. Chúng phát ra ánh sáng màu đỏ để báo hiệu xe phía sau về sự hiện diện của ô tô của bạn. Nhờ đó, xe phía sau có thể chủ động duy trì được khoảng cách phù hợp giữa 2 xe.

Đèn hậu 1

Đèn hậu

Đèn chạy ban ngày

Đèn chạy ban ngày là dãy đèn LED ở phía trước đầu xe. Thông thường, loại đèn này sẽ tự động bật sáng mỗi khi nổ máy xe. Vì vậy, nếu như nhìn thấy một chiếc xe có đèn chạy ban ngày bật sáng thì có nghĩa là nó đang sẵn sàng chạy.

Đèn chạy ban ngày có tác dụng giúp người đi bộ và lái xe ngược chiều quan sát xe bạn rõ hơn. Tuy nhiên, một vài người lái lại thấy loại đèn này làm họ mất tập trung.

Đèn chạy ban ngày 1

Đèn chạy ban ngày

Đèn sương mù

Vị trí của đèn sương mù được đặt ở vị trí thấp, ở phía dưới cản trước của xe hoặc phía sau xe, có chức năng chiếu sáng vào những lúc thời tiết xấu như mưa, sương mù,… Hệ thống đèn sương mù hoạt động độc lập với đèn pha, có thể sử dụng khi đèn pha không phát huy tác dụng trong thời tiết xấu.

Đèn sương mù 1

Đèn sương mù

Đèn xi nhan

Đèn xi nhan có vị trí ở đầu xe và đuôi xe, ở bên cạnh đèn pha và đèn hậu. Loại đèn này có tác dụng báo hiệu các phương tiện khác hướng mà xe bạn sắp rẽ.

Đèn xi nhan 1

Đèn xi nhan

Bạn đọc có thể quan tâm: Lỗi xi nhan không đúng quy định có thể bị phạt tới 5 triệu đồng

Đèn phanh

Đèn phanh là một phần trong tổng thể cụm đèn hậu, nó sẽ bật sáng hoặc sáng hơn so với bình thường khi bạn đạp chân phanh, có tác dụng báo hiệu cho các lái xe phía sau biết bạn đang giảm tốc độ hay dừng lại.

Đèn phanh 1

Đèn phanh

Đèn khẩn cấp

Đèn khẩn cấp (hay còn gọi là đèn hazard) được thể hiện ở cả đầu xe và đuôi xe thông qua tín hiệu xi nhan đồng thời cả hai bên. Đèn khẩn cấp báo hiệu cho các tài xế khác biết rằng ô tô của bạn đang gặp vấn đề.

Nút bật đèn khẩn cấp 1

Nút bật đèn khẩn cấp

Hệ thống đèn trong cabin

Hệ thống đèn trong cabin bao gồm: đèn trên nóc cabin, đèn bảng điều khiển, đèn ABS, đèn báo hiệu áp suất dầu, đèn báo lỗi động cơ,... Mỗi loại đều có một chức năng riêng.

Hệ thống đèn trong cabin 1

Hệ thống đèn trong cabin

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng ô tô quan trọng như thế nào?

Đảm bảo chiếu sáng

Nếu bạn muốn mình có thể quan sát tốt được không gian ngoài xe và trong xe, bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn một cách thường xuyên, cẩn thận. Nếu như hệ thống đèn xe không hoạt động tốt, bạn sẽ cảm thấy rất phiền toái và thậm chí còn đặt bản thân và hành khách vào nguy hiểm.

Sự liên lạc

Khi điều khiển xe trên đường, lái xe liên lạc với nhau thông qua hệ thống đèn. Ví dụ như đèn phanh có tác dụng báo hiệu xe phía sau rằng bạn đang giảm tốc độ hoặc đang chuẩn bị dừng. Đèn xi nhan cho biết bạn sắp rẽ sang hướng khác. Kiếm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn xe thường xuyên sẽ giúp đảm bảo được sự liên lạc thông suất giữa các tài xế trên đường.

Thông tin

Hệ thống đèn trong cabin cho lái xe biết những thông tin quan trọng về chiếc xe. Ngoài ra, chúng còn báo hiệu về các vấn đề trong sự vận hành của ô tô. Nếu như hệ thống đèn này không hoạt động tốt, người lái sẽ rất khó xác định được các vấn đề của xe bạn cho đến khi nó bắt đầu có những triệu chứng cụ thể.

oto.com.vn

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn ô tô là rất cần thiết.

Trên đây là các loại đèn xe ô tô, chức năng của mỗi loại và tầm quan trọng của việc kiểm tra hệ thống đèn ô tô. Mỗi loại đèn ô tô có những chức năng khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung là đều giúp đảm bảo sự an toàn cho cả lái xe và hành khách trên xe. Vì vậy kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn thường xuyên sẽ đảm bảo bạn nắm được những thông tin cần thiết về “xế cưng”.

Để tìm hiểu thêm về những kinh nghiệm bảo dưỡng và chăm sóc ô tô hiệu quả, mời bạn đọc truy cập TẠI ĐÂY.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading