Giải thích công dụng của các tính năng an toàn trên ô tô ngày nay

Thị trường ô tô | 14/06/2019

Số lượng những tính năng an toàn hỗ trợ người lái có sẵn ở xe đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Vậy nên không có gì là kỳ lạ khi bạn cảm thấy khó hiểu về tính năng của từng loại công nghệ này. Việc hiểu cách thức chúng hoạt động và cách chúng bảo vệ bạn khỏi những tai nạn đáng tiếc sẽ giúp bạn ra quyết định có nên chọn chúng khi mua xe hay không.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Hệ thống kiểm soát hành trình thông minh

Hệ thống kiểm soát hành trình thông minh.

Hệ thống Kiểm soát Hành trình Thông minh là một chức năng tiện lợi. Chức năng này sử dụng mô đun radar và camera của xe để thay đổi tốc độ hành trình được mặc định nếu phát hiện một phương tiện chậm hơn đang đi phía trước.

Khi chức năng Kiểm soát Hành trình Thông minh được kích hoạt, xe sẽ tự động duy trì khoảng cách nhất định với xe phía trước. Một vài phiên bản cao cấp hơn cũng có khả năng dừng xe hoàn toàn nếu xe phía trước đột ngột dừng lại, sau đó sẽ khởi động lại và đi tiếp khi xe trước bắt đầu đi. Những tính năng này khá dễ sử dụng và giúp giảm sự mệt mỏi của người lái, đặc biệt khi phải lái xe trong điều kiện giao thông dày đặc.

Hỗ trợ đỗ xe tự động

Hỗ trợ đỗ xe tự động.

Sử dụng radar và radar siêu âm, những xe được trang bị hỗ trợ đỗ xe tự động sẽ tìm kiếm và đo đạc những điểm đỗ xe trống và sau đó tự động điều khiển vô lăng đưa xe vào địa điểm đỗ xe trong khi người lái chỉ cần điều khiển phanh và ga. Một số nhà sản xuất xe cung cấp cả hai khả năng đỗ xe song song và vuông góc, nhưng một số thì lại giới hạn một trong hai. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì những hệ thống này vẫn chưa hoàn hảo và dễ bị tác động bởi lề đường, các xe đỗ quá gần hoặc những yếu tố môi trường khác.

Phanh khẩn cấp tự động

Phanh khẩn cấp tự động.

Thông qua việc sử dụng camera và radar phía trước, những xe có phanh khẩn cấp tự động sẽ cảnh báo những va chạm phía trước có khả năng xảy ra với xe cộ, người đi bộ hoặc những vật thể lạ, sau đó phanh xe lại thay cho người lái nếu như người lái không bất kỳ hành động phản hồi nào. Một số xe có hệ thống phanh khẩn cấp tự động có thể vận hành kể cả khi xe đang đi lùi. Chúng tôi đã thử nghiệm tính năng trên một số loại xe khác nhau và phát hiện ra rằng khi chúng thực sự vận hành đúng như mục đích của mình thì không phải lúc nào phanh cũng đủ sâu hoặc đủ sớm để có thể tránh được những va chạm. Vậy nên chúng tôi khuyên các tài xế không nên quá phụ thuộc vào tính năng này. Một vài hệ thống chỉ vận hành ở tốc độ thấp, trong khi một số hệ thống tân tiến hơn có thể vận hành cả khi xe đang đi ở tốc độ cao. Đến năm 2022, phanh khẩn cấp tự động sẽ được lắp đặt ở tất cả những mẫu xe mới như một chức năng tiêu chuẩn.

Đèn pha tự động thay đổi độ sáng

Đèn pha tự động thay đổi độ sáng.

Hệ thống đèn pha tự động chuyển sang đèn chùm sáng cao có thể xem như một tính năng mới, nhưng tính năng này thực sự đã xuất hiện từ những năm 1950 khi lần đầu được ra mắt trên dòng xe Cadillac, Buick và Oldsmobile của General Motors. Không giống những hệ thống đầu tiên phụ thuộc vào cảm biến ánh sáng không đáng tin cậy, tính năng này giờ đây được kiểm soát bởi mô đun camera công nghệ cao. Mô đun này có thể dễ dàng phân biệt giữa đèn pha của xe đang tiến lại gần và ánh sáng phản chiếu từ biển báo.

Giám sát điểm mù

Giám sát điểm mù.

Bằng việc sử dụng cảm biến âm thanh ở bộ giảm xóc phía sau hoặc đôi lúc là camera ở gương chiếu hậu, hệ thống giám sát điểm mù quan sát những làn đường liền kề và có thể cảnh báo người lái về những phương tiện khác có thể đang nằm trong điểm mù của tài xế hoặc bị che đi bởi các cột trần xe. Hầu hết các xe có chức năng này đều có đèn cảnh báo ở gương chiếu hậu, đèn có thể sáng lên hoặc nhấp nháy khi một phương tiện khác được xác định đang ở gần hoặc vượt làn, một số xe sẽ kêu bíp bíp nếu đèn báo rẽ được bật bởi một xe khác đang ở làn đường bên cạnh. Nhìn chung, tính năng giám sát điểm mù vận hành khá ổn và có thể giúp bạn không cắt ngang đường xe khác.

Giám sát sự tập trung của lái xe

Giám sát sự tập trung của lái xe.

Hệ thống này quan sát người lái để giúp tránh khỏi những tai nạn khi người lái buồn ngủ hoặc phân tâm. Hầu hết các hệ thống đều sử dụng cảm biến để giám sát các chuyển động của người lái và số lần quay vô lăng chính xác để xác định là tài xế đang chủ động lái xe hay đang mệt mỏi hay đang nhắn tin.Hệ thống này cung cấp cảnh báo hình ảnh hoặc âm thanh để khuyến khích tài xế dừng lại nghỉ ngơi để tỉnh táo hơn. Những hệ thống hiện đại hơn, giống như trong hệ thống Super Cruise của Cadillac, sử dụng camera đối diện với người lái để phát hiện những dấu hiệu buồn ngủ của người lái.

Cảnh báo va chạm phía trước

Cảnh báo va chạm phía trước.

Tương tự như hệ thống kiểm soát hành trình thông minh, hệ thống cảnh báo va chạm phía trước sử dụng radar hoặc các camera hoặc cả hai để quan sát đoạn đường phía trước nhằm phát hiện ra những phương tiện đi chậm hoặc dừng lại. Tính năng này là một dạng cơ bản hơn của hệ thống hạn chế va chạm và sẽ cảnh báo tài xe - thông thường là sẽ sử dụng cả hai cảnh báo về hình ảnh và âm thanh - về va chạm có thể xảy ra với hy vọng tài xế sẽ nhấn chân phanh. Hệ thống này đôi lúc cũng sẽ kết hợp với hệ thống phanh khẩn cấp giúp phanh xe lại nếu như tài xế không phản ứng, nhưng tài xế tốt hơn hết nên nhận thức được những va chạm có thể xảy ra bởi không phải tất cả xe đều có thể vận hành cùng một cả hai tính năng này.

Cảnh báo chệch làn đường

Cảnh báo chệch làn đường.

Cảnh báo chệch làn đường thông thường là tính năng hỗ trợ người lái dựa trên camera, hệ thống này sẽ tìm kiếm vạch kẻ đường và cảnh báo người lái nếu xe có nguy cơ đi lệch khỏi làn đường hoặc bắt đầu ra khỏi làn đường mà không bật tín hiệu rẽ.

Hỗ trợ giữ làn đường

Hỗ trợ giữ làn đường.

Không giống như cảnh báo chệch làn đường, chức năng hỗ trợ đi đúng làn đường sẽ giúp xe tránh khỏi việc đi chệch làn đường thông qua việc điều chỉnh vô lăng nhằm giữ xe đi đúng làn đường. Trong khi nhiều hệ thống vẫn cung cấp những cảnh báo về hình ảnh hoặc âm thanh đi kèm với chức năng cảnh báo chệch làn đường, một số xe sẽ tự động đưa xe về đúng làn đường trước đó mà không báo động. Việc này thông thường rất dễ cảm nhận từ bánh sau khi xe đổi hướng và vô lăng chuyển động mà không có bất kỳ tác động nào từ người lái.

Tính năng nhìn đêm

Tính năng nhìn đêm.

Tính năng tầm nhìn ban đêm vẫn chưa là một tính năng hỗ trợ người lái phổ biến. Hiện nay, hệ thống tầm nhìn ban đêm thường được lắp đặt ở những mẫu xe sang từ những thương hiệu lớn như Audi, BMW, Cadillac và Mercedes-Benz và sử dụng camera nhiệt phía trước để giám sát người đi bộ, động vật và những phương tiện khó phát hiện trong đêm bằng mắt thường. Một màn hình nhỏ, thông thường sẽ nằm ngay trên màn hình thông tin giải trí, sẽ hiển thị hình ảnh về những vật thể ở phía trước, với những vật cản tiềm tàng thông qua những dấu hiệu nhiệt. Phụ thuộc vào hệ thống, tài xế có thể nhận được những cảnh báo hình ảnh hoặc âm thanh khi cảm biến phát hiện ra chướng ngại vật.

Cảm biến đỗ xe

Cảm biến đỗ xe.

Cảm biến đỗ - hay còn được gọi là cảm biến tiệm cận - giúp hỗ trợ người lái trong quá trình đỗ xe bằng cách sử dụng đầu dò siêu âm để xác định vị trí chướng ngại vật như những xe đã đỗ sẵn, lề đường hoặc cột cao, từ đó cảnh báo cho người lái với những tiếp píp píp với nhịp độ tăng dần khi xe tiến lại càng gần vật thể. Những cảm biến thường được lắp đặt ở trước hoặc sau bộ cản xóc.

Xác định người đi bộ

Xác định người đi bộ.

Trong một nỗ lực nhằm bảo vệ những người xung quanh phương tiện, rất nhiều mẫu xe hiện đại được trang bị hệ thống xác định người đi bộ. Hệ thống này sử dụng camera để quan sát những người sang đường hoặc những người đi xe đạp trong cùng một làn đường. Một vài mẫu xe được trang bị tính năng này sẽ đồng thời phanh xe lại nếu hệ thống cảm nhận được những va chạm với người đi bộ có thể xảy ra.

Cảnh báo phương tiện cắt ngang

Cảnh báo phương tiện cắt ngang.

Hệ thống sử dụng radar siêu âm tương tự như ở cảm biến đỗ như ở hệ thống giám sát điểm mù, cảnh báo lùi có thể cảnh báo lái xe về những phương tiện hoặc người đi bộ đang đi đến từ phía sau xe. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi lùi xe ra khỏi điểm đỗ xe có quá nhiều xe. Một vài loại xe cũng được trang bị kèm phanh tự động để dừng xe lại trong trường hợp có khả năng xảy ra va chạm.

Chế độ lái bán tự động

Chế độ lái bán tự động.

Giống như hệ thống Autopilot của Tesla, ProPilot Assist của Nissan, và Super Cruise của Cadillac, chế độ lái bán tự động là một tính năng tiện dụng được thiết kế giúp giảm sự mệt mỏi khi lái xe. Tính năng này không biến xe thành một chiếc xe hoàn toàn tự động mà thực hiện những tác vụ lái xe phức tạp hơn hệ thống kiểm soát hành trình thông minh. Ví dụ, cả hệ thống của Tesla và Cadillac đều cho phép xe tự động điều khiển trên cao tốc và giữ xe đi đúng làn được đã định đồng thời duy trì tốc độ đã được cài đặt. Một số hệ thống thậm chí còn có thể chuyển làn nếu cần thiết, hoặc tự động hoặc nếu người lái bật đèn xin chuyển làn.

Nhận diện biển báo giao thông

Nhận diện biển báo giao thông.

Đây là một hệ thống khác dựa hoạt động dựa trên camera, nhận diện biển báo giao thông sẽ tự động tìm kiếm những biển báo trên đường, như biển báo giới hạn tốc độ và hiện thông tin cho người lái như một lời nhắc nhở. Một số hệ thống cũng có thể nhận ra những biển hiệu hạn chế đi qua hoặc những cảnh báo khác trên đường. Những biển báo này thường được chiếu lên màn hình HUD, màn hình đo tốc độ hoặc màn hình thông tin giải trí như một lời nhắc nhở. Một số xe sẽ vạch ra những giới hạn tốc độ bằng một vạch đỏ trên đồng hồ tốc độ.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading