Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ 1/9
Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% lệ phí trước bạ trong vòng 3 tháng. Chính sách được áp dụng kể từ ngày 1/9/2024 đến hết 30/11/2024.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Sau thời gian chờ đợi, Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã chính thức được Chính phủ phê duyệt.
Nội dung Nghị định nêu rõ, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 do Chính phủ ban hành.
Nghị định 109 sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/9/2024 - 30/11/2024. Như vậy, chính sách giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước kỳ thứ 4 sẽ kéo dài trong 3 tháng, không phải 6 tháng như những lần trước đó. Từ ngày 1/12/2024, mức thu lệ phí trước bạ sẽ quay về mức cũ (quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP).
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ 1/9. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Theo Bộ Tài chính, nửa đầu năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung vẫn phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ các yếu tố trong và ngoài nước. Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm các mặt hàng có giá trị cao, trong đó có ô tô nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, tỷ giá, giá vàng tăng cao,... Trong 3 tháng đầu năm 2024, doanh số toàn thị trường ô tô đạt 58.165 xe (bao gồm cả xe du lịch và xe thương mại), giảm 17% so với cùng thời điểm năm 2023.
Sản lượng và doanh số bán ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước giảm sút rõ rệt trong năm 2024. Ngược lại, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc lại tăng trưởng mạnh nhờ chương trình giảm giá sâu từ đại lý, hãng xe, rút ngắn khoảng cách cạnh tranh với xe sản xuất nội địa.
Bộ Tài chính cũng đề cập đến việc Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các cam kết đưa thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0%. Việc thực hiện cam kết này sẽ giúp xe nhập khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thêm vào đó, nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ của từng doanh nghiệp sẽ không đủ để tạo ra sự ổn định trong duy trì sản lượng và doanh số bán hàng, cũng như sức bật giúp thị trường tăng trưởng trở lại, đồng đều và bền vững.
Vậy nên, chính sách hỗ trợ 50% được xem là "đòn bẩy" giúp thị trường ấm lên, kích thích sức mua, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng các dòng xe ô tô lắp ráp trong nước. Trên thực tế, giải pháp này từng đạt được hiệu quả cao qua 3 kỳ áp dụng trước đó (nửa cuối năm 2020; từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022 và nửa cuối năm 2023), giúp vực dậy doanh số thị trường trong những giai đoạn khó khăn.
Chính sách mới của Chính phủ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được khoản chi phí lăn bánh xe đáng kể, góp phần làm tăng số lượng tiêu thụ, tăng số thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, song có thể không đủ bù đắp cho việc giảm lệ phí trước bạ. Ước tính, chính sách có thể làm giảm thu ngân sách Nhà nước về lệ phí trước bạ bình quân khoảng 867 tỷ đồng/tháng.
Xem thêm: Thị trường ô tô Việt Nam chưa tìm được nhịp phục hồi trong nửa đầu 2024
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?