Mức phạt vi phạm nồng độ cồn trước và sau ngày 1/1/2020 có gì khác biệt?
Nhiều người đang hiểu lầm về quy định mức vi phạm nồng độ cồn mới. Thực chất các quy định về nồng độ cồn khi điều khiển tham gia giao thông trong Nghị định 100 mới không khác gì so với trước đây, chỉ khác là mức phạt tăng lên rất mạnh để có tính răn đe hơn.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Việc áp dụng mức phạt mới từ ngày 1/1/2020 về xử phạt nồng độ cồn nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều hiện nay. Có người phản đối, người ủng hộ. Tuy nhiên, các quy định về nồng độ cồn trong Nghị định 100 mới hoàn toàn không khác gì so với Nghị định 46 cũ. Vậy tại sao lại có nhiều luồng ý kiến trái chiều đến vậy? Nguyên nhân thực chất đến từ việc mức phạt về việc vi phạm nồng cồn nặng hơn trước rất nhiều khiến nhiều người chú ý. Nếu như trước đây mức phạt thấp nhất chỉ dao động từ 2-3 triệu đồng và hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 1- 4 tháng tùy từng trường hợp thì từ ngày 1/1/2020 mức phạt sẽ tăng lên từ 6 - 8 triệu đồng và hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10-12 tháng. Nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, người tham gia giao thông sẽ chịu mức phạt lên tới 30 - 40 triệu đồng thay vì 16 - 18 triệu đồng như trước đây.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn trước và sau ngày 1/1/2020 có gì khác biệt?
Nhiều người cho biết mức quy định này là quá nặng và đôi khi ăn hoa quả hay uống siro cũng có thể tăng nồng độ cồn. Ngoài ra, một số người lập luận là uống bia rượu tối hôm trước và hôm sau đã đủ tỉnh táo để điều khiển xe nhưng nồng đồ cồn trong máu hay hơi thở vẫn vi phạm luật quy định. Tuy nhiên, mọi người cần biết rằng luật được nghiên cứu và ban hành dựa trên số đông và bảo vệ quyền lợi thiết thân cho chính bản thân mọi người. Việc không uống bia rượu giúp mọi người tham gia giao thông an toàn hơn và còn bảo vệ cả những người tham gia giao thông khác.
- Cục CSGT lập chốt đo nồng độ cồn tất cả tài xế đi vào cao tốc
- Tại sao lại tranh cãi về luật nồng độ cồn khi nó giúp giảm bao tai nạn đau thương?
Cụ thể sự thay đổi trong mức phạt vi phạm nồng độ cồn trong Nghị định 46 và Nghị định 100 mới:
Nghị định 46/2016/NĐ-CP (Trước ngày 1/1/2020) | Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Từ ngày 1/1/2020) |
Mức 1: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
|
Mức phạt Hình phạt bổ sung |
Mức phạt Hình phạt bổ sung |
Mức 2: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
|
Mức phạt Hình phạt bổ sung |
Mức phạt Hình phạt bổ sung |
Mức 3: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
|
Mức phạt Hình phạt bổ sung |
Mức phạt Hình phạt bổ sung |
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ | |
Mức phạt 16.000.000 - 18.000.000 vnđ |
Mức phạt 30.000.000 - 40.000.000 vnđ |
Ảnh: Internet
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?